Xem 'Tiếng sét trong mưa': Lũ đã chết, nhưng khán giả vẫn ám ảnh thốt lên sao có người khổ tận cam lai đến vậy

03/10/2019 21:17 GMT+7 | Video Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - 'Tiếng sét trong mưa' hiện đang là bộ phim phương Nam ăn khách. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của phim không chỉ nằm ở nhân vật Thị Bình (Nhật Kim Anh), mà nhiều khán giả cho rằng người khổ hơn cả Bình chính là Lũ (Hứa Minh Đạt). Từ thân phận nô bộc, Lũ phải gánh chịu hàng trăm đòn roi rồi chịu cái kết ra đi trong tức tưởi

Tiếng sét trong mưa tập 28: Năm nào đến ngày giỗ Thị Bình, Khải Duy cũng nổi điên

Tiếng sét trong mưa tập 28: Năm nào đến ngày giỗ Thị Bình, Khải Duy cũng nổi điên

Tiếng sét trong mưa tập 28, cứ đến ngày giỗ Thị Bình, Khải Duy đều dằn vặt nghĩ rằng cái chết của vợ là do mình gây ra. 

Trăm bề khổ của Lũ: Phục vụ chủ cả ngày lẫn đêm cuối cùng chết thảm

>> Link xem Tiếng sét trong mưa tập 28 lúc 20h tối thứ Năm 3/10 trên kênh THVL1:

https://www.thvli.vn/live/thvl1-hd/aab94d1f-44e1-4992-8633-6d46da08db42

http://hplus.com.vn/xem-kenh-thvl1-truyen-hinh-vinh-long-1-899.html

 

>> Link xem trọn bộ phim Tiếng sét trong mưa trên THVLi:

https://www.thvli.vn/phim-viet-nam

https://www.thvli.vn/detail/tieng-set-trong-mua

Vì sao Tiếng sét trong mưa gây sốt?

Chuyển thể gián tiếp từ vở kịch nói kinh điển Lôi vũ (1933) của Tào Ngu, phim truyền hình Tiếng sét trong mưa (kịch bản: Phạm Hạ Thu, đạo diễn: Nguyễn Phương Điền, 54 tập trên THVL1) đang tạo nên một cơn sốt đặc biệt với khán giả phía Nam.

Đưa bối cảnh còn đậm chất phong kiến ở Trung Quốc vào câu chuyện thời phong kiến - thực dân tại Nam Bộ ở Việt Nam là việc rất khó và cũng rất đáng khích lệ. Để rồi, cả đạo diễn và ê-kíp đều khá thành công với lựa chọn của mình.

“Tam sao” không… “thất bản”

Gọi là chuyển thể gián tiếp, vì Tiếng sét trong mưa không “uống nước tận nguồn” từ nguyên tác của Tào Ngu, mà phóng tác theo vở cải lương Lôi vũ, vốn do hai soạn giả Thế Anh - Thế Châu chuyển soạn từ kịch bản của Hồng Căn hồi 1985. Có thể nói kịch bản phim là một dạng “tam sao thất bản”, nhưng nhờ vậy mà ít bị lệ thuộc, có thể thêm bớt nhân vật, biến hóa câu chuyện và lột xác về văn hóa.

“Khi làm phim Tiếng sét trong mưa từ một câu chuyện rất nổi tiếng của kịch tác gia Tào Ngu, tôi cứ đắn đo mãi vì lo sợ ảnh hưởng văn hóa của họ. Tôi cùng biên kịch Phạm Hạ Thu đã có những trao đổi cởi mở để làm sao kịch bản chuyển thể phải là chính mình, kịch bản gốc chỉ còn là cái cớ, là cảm hứng để kể câu chuyện Nam Bộ trước năm 1945” - đạo diễn Nguyễn Phương Điền cho biết.

Tiếng sét trong mưa không chỉ là chuyện tình, là chuyện đời của Thị Bình (do Nhật Kim Anh thủ vai) và Khải Duy (Cao Minh Đạt), mà còn là câu chuyện của Nam Bộ thời phong kiến - thực dân trước 1945. Phim đi từ chuyện những tá điền cam phận đến những mâu thuẫn giai cấp và ý thức hệ, để cuối cùng là câu chuyện Nam Kỳ khởi nghĩa.

Để có thể tái hiện được những hình ảnh ngày xưa, với kinh phí rất giới hạn của phim truyền hình, đoàn phim Tiếng sét trong mưa phải mất rất nhiều thời gian trong việc chọn cảnh và thiết kế hiện trường sao cho “ngó tàm tạm được” - chữ của Nguyễn Phương Điền. Họ đã đi qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai… để khảo sát hơn 100 ngôi nhà xưa, với mong muốn có thể tìm được một căn hợp với bối cảnh giàu sang của gia đình Khải Duy. Căn nhà này cũng phải chưa hoặc ít xuất hiện trên các phim trước đó, đặc biệt là phim truyền hình, để khán giả khỏi bị quen mắt.

Với 54 tập phim Tiếng sét trong mưa về bối cảnh trước năm 1945, nhưng kinh phí chỉ gần 10 tỷ đồng, chứng tỏ nhà sản xuất và ê-kíp đã rất “thắt lưng buộc bụng”. Xem phim, nếu ở trong nghề thì khó hình dung họ có thể làm được điều này, quả là kỳ diệu.

Để có thể tái hiện được những hình ảnh ngày xưa, với kinh phí rất giới hạn của phim truyền hình, đoàn phim Tiếng sét trong mưa phải mất rất nhiều thời gian trong việc chọn cảnh và thiết kế hiện trường sao cho “ngó tàm tạm được” - chữ của Nguyễn Phương Điền. Họ đã đi qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai… để khảo sát hơn 100 ngôi nhà xưa, với mong muốn có thể tìm được một căn hợp với bối cảnh giàu sang của gia đình Khải Duy. Căn nhà này cũng phải chưa hoặc ít xuất hiện trên các phim trước đó, đặc biệt là phim truyền hình, để khán giả khỏi bị quen mắt.

Với 54 tập phim Tiếng sét trong mưa về bối cảnh trước năm 1945, nhưng kinh phí chỉ gần 10 tỷ đồng, chứng tỏ nhà sản xuất và ê-kíp đã rất “thắt lưng buộc bụng”. Xem phim, nếu ở trong nghề thì khó hình dung họ có thể làm được điều này, quả là kỳ diệu.

“Việt hóa” nhuần nhuyễn và thu hút

Trong cuộc họp báo ra mắt phim Tiếng sét trong mưa, nhà sản xuất Vũ Thị Bích Liên cho biết: “Là người làm kinh doanh, đôi khi tôi tự hỏi tại sao mình lại bỏ nhiều tiền như vậy. Quá trình làm cũng rất vất vả, kể cả khi chọn kịch bản cũng rất khó khăn. Nhưng tôi xác định nó là nghề, không đơn thuần là kinh doanh. Ngay cả khi lợi nhuận của phim thậm chí không bằng bỏ vốn vào ngân hàng, nhưng tôi vẫn chấp nhận. Thực tế, nếu yêu cầu đài truyền hình trả nhiều hơn cũng làm khó cho đài”.

Khánh Ngọc (Clip: THVL1)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm