20/07/2017 18:20 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Trong bối cảnh các ngành công nghiệp phát triển mạnh, nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực hóa học không đủ để đáp ứng, thì việc trở thành sinh viên của Viện Kỹ thuật Hóa học (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực sự là một lựa chọn đúng đắn và hấp dẫn với các thí sinh.
Những con số thống kê
Những thống kê về việc làm cũng như mức lương khởi điểm dành cho cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp từ Viện Kỹ thuật Hóa học (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) trong những năm gần đây có thể sẽ khiến các “cô tú” và “cậu tú” vừa tốt nghiệp PTTH 2017 lưu tâm và đưa vào danh sách lựa chọn bậc học đại học của mình.
Thông qua các số liệu thống kê và phản hồi từ mạng lưới cựu sinh viên của Viện, sau 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp, trung bình có trên80 %sốtân kỹ sư xin được việc làm đúng nguyện vọng, số còn lại có nhiều sự lựa chọn khác để có thể làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến Kỹ thuật Hóa học với chế độ ưu đãi.
Điển hình, theo thống kê của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), chỉ riêng các dự án nâng cấp mở rộng Dung Quất trong thời gian qua đã thu hút khoảng 150 kỹ sư kỹ thuật hóa học. Dự án Lọc Hóa dầu Nghi Sơn đã tuyển dụng khoảng 1500 vị trí kỹ sư vận hành, kỹ sư phòng điều khiển, kỹ sư phòng lab, nhân viên vận hành hiện trường, … Con số này chắc chắn sẽ còn tăng cao trong những năm tới, khi các dự án lọc hóa dầu khác đi vào hoạt động, đơn cử, Dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn dự kiến sẽ cần tuyển khoảng 400 kỹ sư.
Theo bà Võ Thị Thanh Ngọc, Thành viên HĐQT PV GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam), doanh nghiệp này luôn có nhu cầu cao về kỹ sư tốt nghiệp các lĩnh vực hóa dầu, hóa công nghệ, ăn mòn điện hóa, cơ khí… để phục vụ cho một số dự án mới trong tương lai. Hiện tại có 142 CBCNV của PV GAS là cựu sinh viên của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong đó nhiều người đang giữ các vị trí chủ chốt như thành viên Hội đồng quản trị, trưởng phòng, quản đốc.
Về thu nhập, lương khởi điểm của những kỹ sư thuộc chuyên ngành này cũng ở mức rất khá so với mặt bằng công việc hiện nay. Ví dụ, mức lương khởi điểm của kỹ sư Lọc Hóa dầu sau khi ra trường, dao động từ 400-1200 USD/tháng, tùy theo năng lực. Đặc biệt,có những tân kỹ sư kỹ thuật hóa học vừa tốt nghiệp đã được tiếp nhận vào làm việc tại các Công ty dầu khí đa quốc gia với mức thu nhập 3.000 USD/tháng.
Trong lĩnh vực Công nghiệp sản xuất Giấy, theo ông Hoàng Quốc Lâm, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Giấy Việt Nam (nơi có gần như 100% cán bộ kỹ thuật đều tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Xenluloza và Giấy của Viện KTHH), mức lương khởi điểm thấp nhất dành cho các kỹ sư ngành này cũng trên 7 triệu đồng.
Còn tại Tổng Công ty cổ phần hóa chất Đức Giang, nơi liên tục có nhu cầu tuyển dụng sinh viên các ngành Quá trình thiết bị công nghệ Hóa học, Máy hóa, Công nghệ Hóa lý, Công nghệ các chất Vô cơ... , theo ông Lưu Bách Đạt – Giám đốc Công ty cổ phần Hóa chất phân bón Lào Cai, chế độ lương của đội ngũ kĩ thuật ngành hóa học phụ thuộc vào các vị trí đảm nhận. Cụ thể, lương công nhân trung bình là 11 triệu, lương kỹ sư khoảng 12-15 triệu, lương kỹ sư làm quản đốc từ 20-30 triệu, và lương Ban giám đốc công ty thành viên khoảng 40-60 triệu/ tháng.
Nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Hóa học
Không quá khó hiểu trước những con số thống kê trên đây, khi Hóa học đang và tiếp tục là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong những năm tới, đặc biệt khi các ngành công nghiệp liên quan hóa chất và dầu khí ngày càng phát triển.
Điều này đã được khẳng định trong Quyết định số 879/QĐ-TTg về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ, theo đó, ngành hóa học nằm trong nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển của Việt Nam. Quyết định đã nêu rõ, ngành công nghiệp Hóa chất được định hướng phát triển theo hướng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, giảm thiểu và hạn chế thải các hóa chất độc hại ra môi trường.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho quá trình phát triển công nghiệp này của đất nước, hàng năm, Viện Kỹ thuật Hóa học (ĐHBKHN) tiếp nhận gần 600 sinh viên đào tạo trong 15 lĩnh vực chuyên sâu thuộc các ngành Kỹ thuật Hóa học, Hóa học, Kỹ thuật In. Hiện tại, có khoảng hơn 2000 sinh viên đang theo học tại Viện.
“Các kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp tại Viện Kỹ thuật Hóa học nói riêng, Trường Đại học Bách Khoa nói chung luôn được đánh giá cao và ưu tiên tuyển dụng”. Đây là nhận xét chung của hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan Hóa chất, Dầu khí. Bởi điều này xuất phát từ một thực tế: Chìa khóa thành công của doanh nghiệp là nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp doanh nghiệp “trụ được” và cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu hay các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh hội nhập và tăng cường đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, theo PGS.Huỳnh Đăng Chính – Viện trưởng Viện Kỹ thuật Hóa học, bên cạnh việc cải tiến chương trình đào tạo cập nhật chuẩn quốc tế, hiện đại hóa cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm chuyên ngành, Viện luôn chú trọng kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp, tổng công ty như Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt nam, Tổng công ty hóa chất Đức Giang, Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex), Tổng Công ty Viglacera, Tổng Công ty Xi măng Việt nam; các Công ty, tập đoàn nước ngoài như Công ty Đa quốc gia Schlumberger, Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes,...nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với thực tế sản xuất, đồng thời cũng là cơ hội cho doanh nghiệp được tuyển dụng và đào tạo sớm nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị mình.
Đặc biệt, thông qua nhiều chương trình hợp tác quốc tế với các trường Đại học lớn trên thế giới như Đại học Kyoto, Đại học Nagaoka, Đại học Hosei của Nhật Bản; Đại học Chungnam, Yonsei của Hàn Quốc; Đại học Rostock của Đức, Đại học Babes-Bolyai của Rumani, Đại học KU Leuven của Bỉ...,sinh viên có rất nhiều cơ hội được thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tại nước ngoài, tiếp cận với các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phòng thí nghiệm hiện đại, đồng thời trau dồi tiếng Anh - một kỹ năng rất cần thiết cho người kỹ sư tương lai.
Gần đây nhất, thỏa thuận hợp tác với Đại học Strathclyde (Glasgow, Scotland) đã mở ra cho sinh viên Viện KTHH một cơ hội mới, sau khi hoàn thành 2 năm tại ĐH Bách Khoa Hà Nội có thể được chuyển tiếp sang học 2 năm cuối tại ĐH Strathclyde để nhận bằng tốt nghiệp của Đại học này, hoặc tham gia các khóa học hè (summer school) 1-2 tuần hoặc học 1-2 kỳ (được công nhận tín chỉ) với mức học phí ưu đãi dành cho sinh viên các trường liên kết.
Theo công bố của Hội đồng tuyển sinh Trường ĐHBK Hà Nội về ngưỡng đảm bảo chất lượng trong mùa tuyển sinh 2017, điểm sàn được đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành KT31 là 22.5 điểm, với tổng chỉ tiêu là 950. Với mức điểm này, các thí sinh có cơ hội được xét tuyển vào các ngành Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học và Hóa học. Một sự lựa chọn khác cho các bạn thí sinh để có thể trở thành sinh viên Viện Kỹ thuật Hóa học, với mức điểm sàn 21.5 điểm, đó là đăng ký xét tuyển vào ngành Kỹ thuật In (mã nhóm ngành tuyển sinh KT32) với tổng chỉ tiêu là 50. Năm 2016, điểm chuẩn vào KT31 là 7.93 (theo cách tính mới năm 2017 là khoảng 23.79 điểm). |
Viện KTHH hiện đang đảm nhiệm đào tạo Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ thuộc 3 chuyên ngành đóng vai trò thiết yếu với cuộc sống xã hội, đó là Kỹ thuật Hóa học (Mã nhóm ngành tuyển sinh là KT31), gồm các chuyên sâu về Hóa dầu, Hóa dược, Vật liệu Ceramic, Vô cơ Phân bón, Xenluloza & Giấy, Vật liệu Polyme Composite, Vật liệu tích trữ năng lượng, Máy và Quá trình thiết bị công nghệ, …là những ngành Công nghiệp lớn của đất nước; cùng với Hóa học (Mã nhóm ngành tuyển sinh là KT31), với 4 chuyên sâu về Hóa Vô cơ, Hóa Hữu cơ, Hóa lý và Hóa phân tích, và Kỹ thuật In (Mã nhóm ngành tuyển sinh là KT32). |
P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất