Bộ trưởng VHTT&DL trả lời chất vấn Quốc hội, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giải trình thêm

06/06/2019 08:58 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Bước sang ngày cuối cùng của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, sáng 6/6, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, trưởng ngành liên quan, tiếp tục trả lời chất vấn về việc quản lý nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; công tác phòng ngừa mê tín dị đoan, quản lý nguồn thu từ du lịch tâm linh và các di tích tham quan thắng cảnh; quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sân chơi công bằng cho taxi truyền thống và taxi công nghệ

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sân chơi công bằng cho taxi truyền thống và taxi công nghệ

Trả lời chất vấn trong phiên họp ngày 5/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã giải đáp nhiều vấn đề “nóng” được đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó có các nội dung liên quan đến taxi truyền thống và taxi công nghệ.

Sau nội dung này, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh sẽ đăng đàn, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Cuối phiên làm việc buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Trong buổi làm việc chiều, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Chú thích ảnh
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

Dự án Luật trình xin ý kiến Quốc hội gồm 10 chương, 135 Điều (sửa đổi 98 Điều, bổ sung 29 Điều, bãi bỏ 30 Điều và giữ nguyên 08 Điều so với Luật Chứng khoán hiện hành). Dự thảo Luật về cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, tương thích với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Một số vấn đề xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, gồm: Phạm vi điều chỉnh; điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty đại chúng và điều kiện trở thành công ty đại chúng; điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng; chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ; vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và lưu ký, bù trừ chứng khoán; thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán; hoạt động của tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán; quản trị công ty đại chúng; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; điều khoản chuyển tiếp…

Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, tính thống nhất với Luật Quốc phòng sửa đổi năm 2018 và một số luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về dân quân tự vệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này trong tình hình mới. Dự thảo Luật trình Quốc hội gồm 8 chương, 50 điều (giảm 01 chương, 16 điều so với Luật Dân quân tự vệ năm 2009). Một số vấn đề xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp gồm: Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ; nhiệm vụ của dân quân tự vệ; tổ chức, mở rộng lực lượng dân quân tự vệ; tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp; hệ thống chỉ huy dân quân tự vệ; Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn...

Thời gian còn lại, các đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về hai dự án luật này.

PV - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm