04/11/2022 12:25 GMT+7 | Đời sống - Phong cách sống
Không phải ngẫu nhiên mà gia tộc của ''vua dầu mỏ'' John Davison Rockefeller Sr. có thể giàu có đến 7 đời. Mỗi lá thư ông gửi cho con trai của mình đều là một chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa giàu có.
Rockefeller là tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ với khối tài sản ở thời điểm năm 1916 chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia. Nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị ước tính 418 tỷ USD.
Con số này lớn hơn nhiều so với tài sản của vị tỷ phú giàu nhất năm 2022, Elon Musk. Cũng bởi vậy, Rockefeller được xem là người Mỹ giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Nhiều người dự đoán khối tài sản này sẽ giúp gia đình ông giàu đến 3 đời. Song thực gia tộc Rockefeller đã trải qua 7 thế hệ sống với khối tài sản kếch xù đó. Để có thể duy trì và nối dài khối tài sản này không thể loại trừ phương pháp giáo dục con cái của Rockefeller.
Trong suốt cuộc đời mình ''Vua dầu mỏ'' đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Điều bất ngờ chính là nội dung trong các bức thư đều là những lời dặn dò rút ra từ bài học cuộc sống quý báu mà bản thân ông đã từng trải qua và tự mình chiêm nghiệm.
Ở bức thư số 18, Rockefeller truyền động lực cho con trai mình: "Đứng ở vị trí số 2 thì cũng như ở vị trí cuối cùng''. Một doanh nhân có tham vọng là điều hiển nhiên. Nhưng với tham vọng theo đuổi sự hoàn hảo tuyệt đối đã cho phép Rockefeller thống trị ngành công nghiệp dầu mỏ ở vị trí số 1.
Vì thế Rockefeller nhắn nhủ con trong thư: Sự giàu có sẽ tỷ lệ thuận với mục đích sống. Một người có tham vọng lớn, khối tài sản của anh ấy cũng vì thế mà lớn theo.
Thực tế, Rockefeller đã mơ ước trở thành một người giàu có ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng làm thế nào để cậu bé nghèo có thể đổi đời?
Với nhiều người câu trả lời sẽ là sự chăm chỉ. Không đồng ý với quan điểm này, Rockefeller cho rằng nếu chỉ chăm chỉ làm việc cho người khác bạn sẽ không bao giờ giàu được.
Lời khẳng định này đã được kiểm chứng liên tục trong suốt cuộc đời của Rockefeller: Có rất ít người làm thuê có thể có thể ''lật kèo'' và trở nên giàu có. Vì vậy ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, ông đã coi ''làm việc chăm chỉ sẽ trở nên giàu có'' là một lời nói dối. Vị doanh nhân này chỉ tin rằng một người chỉ có thể trở nên giàu có bằng cách làm việc cho chính mình.
Suy nghĩ này đã hỗ trợ Rockefeller trong việc đặt ra cho mình một mục tiêu sống: Đầu tiên hãy đến làm việc ở một công ty hạng nhất, trở thành nhân viên hạng nhất, tích lũy kinh nghiệm nhiều nhất, xây dựng các mối quan hệ nhiều nhất, nâng cao kiến thức nhanh nhất. Sau đó với số tiền lương tích góp được hãy bắt đầu con đường kinh doanh của riêng mình.
Lý tưởng là vậy nhưng thực tế để làm được điều này Rockefeller cũng gặp không ít khó khăn. Khi đi xin việc, ông liên tiếp bị ngân hàng, công ty đường sắt từ chối. Một ngày ông chạy xin việc ở 2-3 công ty. Trong hơn 1 tháng, anh không nhận được bất kỳ thư mời làm việc nào. Liên tục thất bại nhưng điều đó không khiến Rockefeller bỏ cuộc.
Sau nhiều lần gửi đơn xin việc, cuối cùng 26/9/1855, Rockefeller được nhận vào làm việc tại hãng buôn Hewitt & Tuttle. Trong 3 năm làm việc tại đây ông thực hiện đúng những mục tiêu mình đề ra để tích lũy kiến thức và tài chính nhằm mở công ty riêng.
Năm 1858, ở tuổi 19, Rockefeller thành lập doanh nghiệp với Maurice B. Clark. Kể từ đây ông hình thành nên đế chế dầu mỏ thống trị cả nước Mỹ - Tập đoàn Standard Oil.
Với tất cả những thành công, thất bại đã trải qua, Rockefeller đã viết bức thư này cho con trai mình bằng một tình yêu thương sâu sắc của người của người cha và niềm tin dành cho đứa con của mình.
Không chỉ là ông trùm kinh doanh, vị doanh nhân này còn là một người cha vĩ đại. Dẫu bận rộn với công việc nhưng ông không bao giờ quên dành thời gian viết thư cho con trai. Không chỉ là lời dạy về cuộc sống, những lá thư này còn là chìa khóa vàng để con ông có thể gặt hái hạnh phúc, thành công và mở ra cánh cửa giàu có, vươn tới cuộc sống tự do.
Đinh Anh
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất