Khoa cử Việt Nam xưa qua di sản tư liệu thế giới

06/03/2018 07:46 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Triển lãm Khoa cử Việt Nam xưa qua di sản tư liệu thế giới đã khai mạc chiều qua (5/3) tại sân Đại Bái, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Triển lãm giới thiệu hơn 50 tài liệu tiêu biểu phán ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa được chắt lọc từ 3 di sản tư liệu thế giới của Việt Nam là: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Chú thích ảnh
Mộc bản sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", mặt khắc viết về việc vua Lý Nhân Tông cho thành lập Quốc Tử Giám và tuyển những người có tài văn học, năm 1076, tại triển lãm.

Theo ban tổ chức, triển lãm giúp các nhà nghiên cứu, du khách trong nước và quốc tế có cái nhìn tổng thể về nền khoa cử Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Đây cũng chính là nguồn tư liệu quý cho các nhà khoa học, nhà quản lý và độc giả yêu thích văn hóa lịch sử tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Việt Nam nói chung.

Thông qua triển lãm, công chúng sẽ hiểu thêm giá trị nhân văn, truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam được tái hiện tại không gian linh thiêng của Văn Miếu Quốc Tử giám (nơi thờ tự các bậc Chu Công, Khổng Tử; nơi đào tạo ra hiền tài cho đất nước). Triển lãm mở cửa đến hết ngày 5/4/ 2018.

Triển lãm Truyền thống khoa cử Việt Nam

Triển lãm Truyền thống khoa cử Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phối hợp với Trung tâm hoạt động Văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội tổ chức triển lãm chuyên đề “Truyền thống khoa cử Việt Nam”.

Hoài Thương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm