24/01/2019 15:30 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Lăng mộ Pharaoh Tutankhamun, một trong những di chỉ khảo cổ nổi tiếng nhất thế giới, đã mở cửa lại sau một thập kỷ phục chế. Viện Bảo tồn Getty, đơn vị xúc tiến dự án bảo tồn này, vừa công bố những hình ảnh bên trong lăng mộ Tutankhamun trong quá trình phục chế và sau khi hoàn thành.
Các nhà nghiên cứu đã kiên nhẫn làm sạch các bức bích họa trong lăng mộ nhưng đã quyết định để lại một loạt các “nốt đen” bí ẩn kỳ lạ đã thấy từ năm 1922 khi nhà khảo cổ Anh Howard Carter lần đầu tiên khai quật lăng mộ.
Lăng mộ này vẫn còn lưu giữ một số vật thể nguyên bản, trong đó có cả xác ướp của Tutankhamun (được trưng bày trong trường hợp không có oxy), chiếc quách bằng đá thạch anh với nắp đá granite được đặt trên sàn, quan tài bằng gỗ mạ vàng đặt trong quách và các bức bích họa trong phòng chôn cất mô tả cuộc đời và cái chết của Tutankhamun.
Người ta từng cho rằng những đốm nâu xuất hiện trên các bức bích họa của phòng chôn cất ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phân tích những bức ảnh lịch sử từ giữa những năm 1920 và nhận thấy các đốm nâu này không có sự phát triển mới.
Phân tích hóa học, các nhà nghiên cứu xác nhận các đốm nâu này có nguồn gốc vi sinh nhưng đã chết do vậy không còn là mối đe dọa nữa.
Vì những đốm này đã thâm nhập vào lớp sơn nhưng các nhà nghiên cứu không loại bỏ bởi như vậy sẽ gây hư hại cho các bức tranh.
Khi lăng mộ này được nhà khảo cổ Anh Howard Carter khai quật hồi năm 1922, báo giới “điên cuồng” bám theo sự kiện này.
Carter và đội ngũ của ông đã mất 10 năm để làm sạch lăng mộ này bởi vô số đồ vật đã được tìm thấy.
Dự án phục chế mới đây được xúc tiến trong bối cảnh có nhiều lo ngại lăng mộ đã bị hư hại nặng do lượng khách du lịch đến thăm.
Dù đội ngũ của ông Carter đã lập danh mục và lưu giữ cẩn thận những gì được tìm thấy trong lăng mộ song nó đã trở thành một điểm “nhất thiết” phải chiêm ngưỡng. Chính vì vậy, kim tự tháp này đã được mở cửa dón công chúng và rất nhiều khách tham quan trên khắp thế giới đã tới đây.
“Việc bảo tồn là quan trọng cho tương lai, cho di sản và nền văn minh vĩ đại” - Zahi Hawass, nhà Ai Cập học đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, nói.
Một trong những lo lắng nhất là các bức họa khổng lồ trên tường trong kim tự tháp. Độ ẩm và carbon dioxide do khách tham quan tạo ra thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật và có thể gây hư hại cho các bức bích họa khi lượng lớn hơi nước trong không khí dao động.
Vấn đề nữa là mức độ hư hại cho các bức tranh. Nhiều vết xước và mài mòn ở các khu vực gần nơi du khách tiếp cận, chưa kể nhiều đoàn làm phim cũng gây hư hại khi các thiết bị phải hoạt động trong những không gian chật hẹp của phòng chôn cất.
Bụi do giày dep và quần áo của du khách đưa vào ngôi mộ cũng là vấn đề lớn, tạo nên một lớp xám trên các bề mặt không bằng phẳng của các bức tượng. Thực trạng này làm che khuất độ sáng của các bức tranh và gây nguy cơ mất màu trên tranh.
Sau quá trình phục chế, các bức tranh đã trở nên ổn định nhờ việc loại bỏ lớp bụi và giảm lớp phủ ngoài từ các lần phục chế trước đây, và sự giám sát điều kiện cũng được lắp đặt nhằm đánh giá tốt hơn những thay đổi trong tương lai.
Tutankhamun là vị pharaoh trong triều đại thứu 18 của Ai Cập. Ông trị vì đất nước này từ năm 1332 trước Công nguyên đến năm 1323 trước Công nguyên.
Tutankhamun là con trai của Akhenaten và lên ngai vàng từ năm 9 tuổi. Khi trở thành Vua, ông đã kết hôn với chị gái cùng cha khác mẹ, Ankhesenpaaten.
Tutankhamun qua đời khoảng năm 18 tuổi và cái chết của ông hiện vẫn là một bí ẩn.
Năm 1907, nhà quý tộc Carnarvon George Herbert đã đề nghị nhà khảo cổ Anh kiêm nhà Ai Cập học Howard Carter giám sát quá trình khai quật ở thung lũng của các vị vua.
Ngày 4/11/1922, nhóm của ông Carter đã tìm thấy các bậc thang dẫn đến lăng mộ Tutankhamun. Ông đã mất nhiều tháng để lên danh mục phòng ngoài trước khi mở phòng chôn cất và phát hiện ra chiếc quách vào tháng 2/1923.
Với nhiều người, Tutakhamun hiện thân cho vinh quang Ai Cập bởi ngôi mộ của ông chứa nhiều của cải của triều đại thứ 18 thịnh vượng, từ năm 1569 đến năm 1315 trước Công nguyên.
Tuấn Vĩ
Theo Daily Mail
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất