12/11/2017 14:07 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) – “Hừm”, bố tôi thường gầm gừ khi tôi chuyển qua nghe Radio 1. “Thứ âm nhạc này nghe như thể là do máy tính viết”.
Đó là lời chỉ trích mà dòng nhạc synthpop nhiều năm nay đã vấp phải. Nhưng nếu như đó đúng là sự thật thì sao?
Taryn Southern, một ngôi sao Youtube và là người sáng tạo nội dung, vừa ra mắt một ca khúc mà cô viết với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo. Mang tên Break Free, ca khúc ballad đầy suy tư này nhận được rất nhiều phản hồi từ người nghe Youtube.
Southern viết lời và giai điệu nhưng phần nhạc nền lại do máy tính của cô xây dựng, sau khi cô cài đặt tâm trạng, tốc độ và nhạc cụ cho ca khúc. “Đối tác mới của tôi không phải con người”, cô cười. “Mà là trí tuệ nhân tạo”.
Là người “ngụp lặn” trong Youtube bấy lâu nay, Southern dễ làm quen với các công nghệ mới. Cô thích thú với Al sau khi đọc một bài viết trên The Verge, miêu tả cách các lập trình viên Sony đưa danh sách nhạc trước đây của Beatles vào một cái máy tính và yêu cầu nó viết một bài mới theo phong cách Lennon – McCartney.
Kết quả có lẽ rất ngô nghê nên tờ báo đã giật tít rất trào phúng: “Trí tuệ nhân tạo có thể viết ca khúc pop này rõ ràng là một lời cảnh báo thảm khốc đối với nhân loại”.
Nhưng Southern lại thấy thích thú. “Tôi là người tò mò bẩm sinh”, cô nói. “Thế nên tôi đã làm vài nghiên cứu”.
Từ đầu năm nay, cô bắt đầu tải về một loạt chương trình mã nguồn mở hứa hẹn có thể viết nhạc. “Hầu hết các thuật toán đều hoạt động thông qua việc nuốt một lượng lớn dữ liệu của một thể loại nhất định, nhờ đó, trí tuệ nhân tạo có thể học được các ‘nguyên tắc’”, cô giải thích. “Cấu trúc hợp âm nào là phổ biến nhất, đại loại vậy”.
Nỗi sợ của các nhạc sĩ
Rút máy tính xách tay ra, Southern mở một trong số các chương trình trên, yêu cầu nó viết một ca khúc Reggae, lấy cảm hứng từ The Entertainer của Scott Joplin. Kết quả là… ừm, những âm thanh cực kỳ khủng khiếp. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra đoạn trầm đoạn bổng, cũng như sự khác biệt giữa đoạn dạo đầu và điệp khúc.
Souther thừa nhận phải tốn nhiều công sức để chỉnh sửa lại. “Nó cần có sự hợp tác của con người. Bạn không thể chử ấn nút và phép màu diễn ra”.
Thật vậy, cô đã hợp tác với nhiều công ty làm phần mềm – bao gồm Amper Music, Watson của IBM, Magenta của Google – giúp họ cải tiến, và thậm chí là “hack” công cụ soạn nhạc. Gần một năm sau khi bắt đầu, Southern đã có một EP sẵn sàng ra mắt và có kế hoạch ra album, I Am Al vào năm sau. Nữ ca sĩ cho biết tốc độ của phần mềm cho phép cô viết một bài hát hoàn chỉnh chỉ trong không đến một giờ.
Đầu tuần này, Southern đã trình diễn live Break Free lần đầu ở WebSummit, Lisbon, Bồ Đào Nha. Đông đảo khán giả là những kỹ sư và lập trình viên hàng đâu đã chào đón nồng nhiệt ca khúc. Nhưng những nhạc sĩ khác nghĩ sao về điều này?
“Có hai phe tách biệt”, cô nói. “Một nửa cảm thấy thích thú được học hỏi, trong khi nửa kia nói, ‘Tại sao chúng ta phải chơi đùa với món này. Nó chuẩn bị cướp mất công việc của chúng ta’”.
Tuy nhiên, Southern không cảm thấy lo lắng vì cô cho rằng trí tuệ nhân tạo “chỉ là một công cụ” giống như máy đánh trống hay đàn điện tử synthesizer. Theo cô, âm nhạc do trí tuệ nhân tạo tạo ra nhưng thông điệp vẫn là từ con người. Với ca khúc Break Free, cô cũng chia sẻ lợi nhuận cho Amper, nhóm tạo ra trí tuệ nhân tạo hỗ trợ.
Ca khúc “Break Free” mà Southern sáng tác cùng máy tính
Giả Bình (Theo BBC)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất