19/10/2014 20:19 GMT+7 | Man United
Và nói không ngoa thì đây đã là bài thứ… vài trăm xuất hiện với mục đích này. Cũng như rất nhiều người khác, Jolly cố gắng chỉ ra những điểm khác của United dưới thời Van Gaal so với giai đoạn ít lâu trước đó.
Van Gaal không đi ngược truyền thống Man United
Điểm đầu tiên và cũng là điểm đáng chú ý nhất là chính sách chuyển nhượng. Jolly chỉ ra rằng Van Gaal đã vung gần 150 triệu bảng cho 6 cái tên trong mùa Hè 2014, 5 trong số đó là các bản hợp đồng mua đứt (Radamel Falcao chỉ tốn 2 triệu bảng phí mượn). Trong số này, Angel Di Maria trở thành bản hợp đồng kỷ lục xét trên giá trị tại Premier League.
Phải chăng United đang đi ngược lại với truyền thống ổn định? Phải chăng họ đang trở thành một đội lấy tiền “đè” người? Phải chăng họ đang theo đuổi xu hướng Galacticos?
Dĩ nhiên là không. Những suy luận này trở nên lố bịch khi xét tới sự thay đổi giá trị của đồng tiền trong những năm qua. Phá kỷ lục chuyển nhượng ư? Đừng quên rằng Roy Keane, Gary Pallister hay Eric Cantona đều là những cái tên từng phá kỷ lục chuyển nhượng của nước Anh trong những năm 90.
Và trái với những gì Jolly cố gắng chứng minh, Ferguson và Van Gaal không chỉ không khác nhau quá nhiều mà ngược lại, họ có những điểm tương đồng gần như trùng hợp.
Van Gaal cũng “đặc biệt”, như Sir Alex
Một trong những điều khiến cho Van Gaal trở nên “đặc biệt” ngay từ khi mùa giải bắt đầu là sự kỷ luật cũng như cái tôi được thể hiện rất rõ ràng. Ngày 12/7/2014, khi vẫn đang dẫn dắt ĐTQG Hà Lan tại World Cup 2014, cựu HLV của Barcelona và Bayern Munich đã gửi một yêu cầu cho ban lãnh đạo ManUnited nhằm thay đổi những điều ông cảm thấy chưa phù hợp tại đội bóng của thành phố công nghiệp Anh.
Đầu tiên, ông yêu cầu cần dựng lên những hàng rào cao và kín xung quanh sân tập của Trung tâm Huấn luyện Aon. Điều thứ hai, ông yêu cầu phải thay ngay mặt cỏ sang loại giống như tại Old Trafford, qua đó giúp các cầu thủ có cảm giác tương tự khi tập luyện và thi đấu. Nhưng bất ngờ chưa, Sir Alex Ferguson cũng đã làm như vậy vào 28 năm trước, khi tới với đội bóng này. Ông thậm chí còn yêu cầu mạnh tay hơn: Chuyển từ khi The Cliff vốn nhiều cây cối xung quanh, lại không hề có hàng rào (điều kiện tuyệt vời để các buổi tập bị nhìn trộm) sang địa điểm hiện tại ở Carrington. Cũng như Van Gaal sau này, Ferguson yêu cầu phải xây khu vực tập luyện thành một “pháo đài” để tránh những phóng viên nhiễu sự, còn mặt cỏ phải được chăm sóc cẩn thận ngang với sân thi đấu.
Ferguson cho rằng “Cảm giác khi những cầu thủ trẻ do chính mình đôn lên bước tới vinh quang chính là cảm giác tuyệt vời nhất.” Có lẽ không cần nhắc lại về Thế hệ 1992 nữa. Van Gaal từng bị cựu trợ lý của Ferguson là Mike Phelan cáo buộc phá vỡ bản sắc của đội khi bán đi Danny Welbeck - một sản phẩm của lò đào tạo Man United, nhưng hẳn không ai có thể nói như vậy về ông nếu những Tyler Blackett, Paddy McNair, Jesse Lingard… tiếp tục được đặt niềm tin nhiều như hiện tại.
Trong cuốn sách “Football, Bloody Hell”, nhà báo Patrick Barclay kết luận về Sir Alex như một người mang đến một văn hóa bóng đá hoàn toàn mới cho Man United. Và đáng tiếc thay cho Richard Jolly, đây cũng là kết luận của anh cho bài viết trên ESPNFC.net.
Còn đó rất nhiều điều mà bài báo này chưa nhắc tới, nhưng thật khó để nói rằng Van Gaal khác hẳn Alex Ferguson.
Dũng Lê
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất