11/08/2008 11:01 GMT+7 | Văn hoá
Sự việc bắt đầu khi trên mạng YOUTUBE xuất hiện một số video clip 2 ca khúc “Fa Pen Fa Yan” của Lào và “Ua Ib Siab Mog” của Thái Lan có phần giai điệu, hòa âm và ý tưởng quay clip giống với bài “Vầng trăng khóc” đến hơn 95%...
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. |
Tùy viên văn hoá của Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Pthon Kham cho biết, phía Lào chưa có đủ căn cứ để chứng minh bản quyền ca khúc “Fa Pen Fa Yan”. Trong khi đó, một tờ báo Thái Lan lên tiếng khẳng định ca khúc “Ua Ib Siab Mog” là của nước họ.
Trước những thông tin này, nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung đã viết bản tường trình gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và báo chí, với quyết tâm khởi kiện 2 nhạc sỹ Lào và Thái Lan để đòi lại sự trong sạch cho mình.
Giống từ giai điệu, hoà âm đến video clip
Trong bản tường trình gửi Báo GĐ&XH, nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung đã kể lại hoàn cảnh sáng tác bài hát này: “Vào năm 2001, trong tâm trạng buồn bã về chuyện tình cảm, tôi có viết một ca khúc để kỷ niệm cho mối tình đó và đặt tên là “Vầng trăng khóc”. Nội dung ca khúc là: có một đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau và dù họ phải xa nhau, họ vẫn xin giữ lại những hồi ức, những tình cảm đẹp nhất của nhau. Sau đó, tôi có thu âm và tặng cho bạn bè nghe. Sự việc này có gia đình, những người bạn của tôi xác nhận”.
.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. |
Sự việc bắt đầu từ khi trên mạng YOUTUBE xuất hiện một số video clip của 2 ca khúc “Fa Pen Fa Yan” của Lào và “Ua Ib Siab Mog” của Thái Lan có phần giai điệu, hòa âm và ý tưởng quay clip giống với bài “Vầng trăng khóc” đến hơn 95%, thì một số nguồn dư luận cho rằng nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung “đạo nhạc” nước ngoài. Sự việc càng trở nên khó hiểu hơn khi cư dân mạng tiếp tục phát hiện ra một đoạn huýt sáo của nhân vật Duke Nukem trong game Nitendo ra đời năm 1991 trùng khớp với phần giai điệu: “Thì thôi em, đừng mong nhớ, đừng thương tiếc chi thêm đau lòng”. Về “việc lạ” này, nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung cho rằng đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Sẽ sang Lào và Thái Lan tìm sự thật
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH ngày 9/8/2008, tác giả “Vầng trăng khóc” khẳng định: “Tôi không đạo nhạc. Tôi đã gửi một bản tường trình lên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM, Cục Bản quyền tác giả, Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và một số tờ báo lớn.
Tôi cũng đã chấp nhận lời đề nghị của Báo Thanh Niên để họ đứng ra làm đơn vị pháp lý cho tôi. Họ sẽ cử người sang Lào và Thái để điều tra việc này vì tôi không thể đích thân đi được. Sau khi tôi gửi bản tường trình thì Cục Bản quyền đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan và Lào bằng công văn nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm”.
Báo Thanh Niên không là đại diện pháp lý cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
Chiều 8.8, trên trang web vtc.vn - mục Văn hóa/Đời sống văn nghệ có đăng bài phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung với tựa Tác giả Vầng trăng khóc "mất" 1 tỉ đồng nếu đạo nhạc, đề cập đến vấn đề bản quyền ca khúc Vầng trăng khóc. Trong đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung có trả lời: "Báo Thanh Niên đề nghị đứng ra làm đơn vị pháp lý cho tôi và tôi đã đồng ý... Hiện nay tôi đã ủy quyền cho Báo Thanh Niên đứng ra thay tôi giải quyết sự việc này...". Đây là thông tin hoàn toàn không có cơ sở, vì Báo Thanh Niên chưa hề có một đề nghị hay công văn nào liên quan đến vụ việc trên. Liên lạc với Nguyễn Văn Chung, nhạc sĩ cho biết: "Cách đây khoảng 2 - 3 ngày, có một phóng viên gọi cho tôi, xưng tên là Thành Nhân, phóng viên Báo Thanh Niên, sau vài câu phỏng vấn thì đặt vấn đề đứng ra làm đơn vị pháp lý...". "Nhưng Báo Thanh Niên không có phóng viên nào tên Thành Nhân?", nhạc sĩ trả lời: "Tôi cũng không nhớ rõ là Thanh Niên hay Tuổi Trẻ, có lẽ tôi đã nhầm lẫn...". Sau khi kiểm tra lại (có lẽ vậy), nhạc sĩ đã gửi lời xin lỗi đến Ban Văn hóa Nghệ thuật (Báo Thanh Niên) vì đã sơ suất trong khi trả lời phỏng vấn trên vtc.vn và nói lại, Thành Nhân là phóng viên Báo Tuổi Trẻ. "Tôi sẽ gặp tác giả bài viết để xin đính chính thông tin nhầm lẫn trên", Nguyễn Văn Chung nói. Theo Thanh Niên |
Trong buổi chiều cùng ngày, PV đã liên lạc với nhạc sỹ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Khi nghe chúng tôi hỏi về sự việc này, ông Phương tỏ ra hoàn toàn không biết gì. Ông cũng chưa một lần nghe đến tên nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung và ca khúc “Vầng trăng khóc”.
Sau khi hỏi lại nhân viên của mình, ông Phương cho biết đúng là đã nhận được bản tường trình của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung. Tuy nhiên ông Phương nhận định rằng: “Đây là một sự việc tưởng như đơn giản nhưng lại rất phức tạp. Nếu sự việc xảy ra trong nước thì chúng tôi còn có thể can thiệp được, chứ liên quan đến nước ngoài thì khó lắm. Chúng tôi đã nhận được đơn của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung thì sẽ đóng góp một tiếng nói ủng hộ anh Chung nếu như thực sự bài hát đó là của anh ta sáng tác”.
Video clip “Fa Pen Fa Yan” của Lào có bối cảnh quay gần giống với video clip “Vầng trăng khóc” của đôi song ca Nhật Tinh Anh - Khánh Ngọc. Cả 2 video clip đều bắt đầu quay từ dãy núi xa lên tới bầu trời đầy mây, đôi uyên ương trong clip thì đều dắt tay nhau và ngồi ghế dài trên thảm cỏ. Có khác chăng là Việt Nam ngồi 2 ghế, còn Lào ngồi… 1 ghế.
Riêng video clip “Ua Ib Siab Mog” của Thái Lan thì sáng tạo hơn với đoạn mở đầu bằng một cuộc nói chuyện điện thoại của đôi trai gái. Bối cảnh quay của video clip này vẫn là thảm cỏ nhưng không có chiếc ghế nào mà đôi uyên ương ngồi bệt xuống cỏ.
Về phần lời của các ca khúc, “Vầng trăng khóc” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung nói về sự nuối tiếc, đau xót của một đôi uyên ương tan vỡ. Còn “Fa Pen Fa Yan”, theo lời ông Pthon Kham - Tùy viên văn hóa ĐSQ Lào - thì tiêu đề của bài hát cũng như nội dung ca khúc tiếng Lào có ý nói về sự chứng giám của trời đất cho tình yêu đôi lứa. Ông Pthon Kham cũng nói thêm, ca khúc hát bằng tiếng Thái Lan lại là tiếng của dân tộc Mông - một dân tộc thiểu số bên Thái Lan - và nội dung cũng như tiêu đề ca khúc nói về hạnh phúc của đôi trai gái.
Theo GĐXH
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất