07/04/2009 13:18 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Đọc bài của Trịnh Cung (TC) viết về Trịnh Công Sơn (TCS) làm tôi buồn quá. Tại sao cho đến thế kỷ 21 rồi mà người ta vẫn cứ thích "đốt đền" với những sàm ngôn, lộng nghĩa? Tại sao có thể làm “quan tòa” xét xử một “bị cáo” đã không còn sống trên cõi đời này?
2. Bài viết của TC có quá nhiều những điều sai. Thứ nhất, những “chứng cứ” có vẻ thuyết phục nhất đều là chuyện kể từ những người đã... mất. Thứ hai, câu chuyện về việc Tôn Thất Lập đuổi TCS ra khỏi phòng thu của đài phát thanh trong ngày giải phóng 30/4/1975 là bịa đặt hoàn toàn bởi ông Tôn Thất Lập đến tháng 8/1975 mới từ Pháp về Sài Gòn. Thứ ba, rất nhiều cái gọi là dẫn chứng được trưng ra đều thuộc về khoảng thời gian alibi (tình trạng ngoại phạm hiển nhiên), bởi những năm đó TC đang ở trong trại cải tạo thì làm sao biết?...
Có lẽ, không cần nói thêm nữa bởi như thế cũng đã là quá nhiều. Người xưa dạy, nói về người sống phải cẩn trọng một thì nói về người đã chết phải cẩn trọng gấp trăm lần. Tại sao TC không biết nguyên tắc đó? Không hiểu với tư cách là họa sĩ, TC đã có sáng tác nào để người đời nhớ về thân phận của những con người vất vả, lam lũ hay chưa? Huyền thoại mẹ của TCS là một chứng minh rõ nhất cho điều này: Ca ngợi người mẹ Việt Nam anh hùng hay như thế, xúc động như thế là điều không phải ai cũng làm được. Chuyện lao động trồng sắn, trồng khoai là chuyện của thời xa vắng. Chúng tôi là những giảng viên ĐH được đào tạo từ miền Bắc nhưng thứ bảy hàng tuần vẫn phải đạp xe từ Huế về Phú Lộc (30km) để trồng sắn đó thôi.
3. Có một người bạn nhắn với tôi rằng nếu viết về TC thì phải cẩn thận vì “Ông ta to mồm lắm”. Tôi không sợ kẻ to mồm mà chỉ sợ người có đủ chữ tâm.
Tại sao không để TCS được yên thân? Đời người ai chẳng có những giai đoạn khác nhau? Uống rượu hay yêu thì có tội tình gì? Làm sao có thể nói TCS buồn vì “vỡ mộng tham vọng chính trị”? Lịch sử của một đời người không phải là phán xét có từ kết quả của những câu chuyện kể. Hơn nữa, Lev Tolstoi viết trong chồng chất nợ nần mà có ai nói ông đâu. Chỉ cần nhìn tác phẩm mà ông để lại cho đời là đủ rồi. Nhà văn, nhạc sĩ hay bất kể người nào, những gì mình gửi lại cho đời là đáng nhớ nhất, còn cái mình hưởng thụ từ đời (thậm chí là có khi sa đà, lỡ bước) đâu có đáng kể gì.
Xin gửi cho ông TC địa chỉ và tên thật của tôi: Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế.
Hà Văn Thịnh (Đại học Khoa học Huế)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất