23/02/2023 18:36 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Nhiều người mang những giấc mơ và hoài bão của bản thân lên thành phố để hiện thực hoá. Song cuộc sống ở nơi phố thị không phải điều đơn giản với nhiều người.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một chủ đề khiến nhiều người bàn luận về chuyện một cô gái 25 tuổi có mức lương gần 10 vẫn không đủ sống ở Hà Nội. Sau 3 năm đi làm, cô không tiết kiệm được 25 triệu đồng nên chấp nhận nghỉ việc ở thành phố để về quê.
Theo đó sau hơn 3 năm đi làm tại Hà Nội, thu nhập của cô gái này đã tăng từ 5,5 triệu đồng lên gần 10 triệu đồng/tháng. Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cô ở ghép trong một căn phòng trọ 12m2 với mức tiền 1 triệu đồng/tháng/người.
Tiền chi tiêu hàng tháng gồm các khoản xăng xe, ăn uống, mua sắm và mừng đám cưới bạn bè… tiêu tốn khoảng 5 triệu đồng. Số tiền còn lại cô dành để tiết kiệm cho những chuyến du lịch 1-2 lần/năm. Cô cũng trích ra để gửi về cho gia đình.
Sau 3 năm tổng kết lại, với số tiền gửi về hàng tháng cô chỉ đủ mua 4 chỉ vàng (ước tính chưa đến 25 triệu đồng). Với chi phí sinh sinh hoạt đắt đỏ ở Hà Nội, dù lương tăng nhưng cô vẫn cảm thấy bản thân không có tương lai và khó bám trụ tại thành phố lớn. Vì thế cô nhanh chóng quyết định nghỉ việc về quê để thay đổi môi trường làm việc và tìm tương lai ổn định hơn.
Ảnh: Internet
Ngay dưới bài đăng này, nhìn chung mọi người đều cho rằng cô gái này không biết tính toán chi tiêu nên mới để bản thân rơi vào tình cảnh này.
"Khéo ăn thì no mà khéo co thì ấm. Suy cho cùng thì mỗi người có một mức sống khác nhau và cách chi tiêu khác nhau. Tôi lương 7 triệu đồng vẫn cảm thấy ổn. Bạn tôi lương 20 triệu nhưng 3 tháng đổi điện thoại một lần vẫn cảm thấy thiếu", một người dùng mạng chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, một cư dân mạng bình luận dưới bài viết: "Nói chung là tuỳ vào cách chi tiêu của mỗi người. 5 triệu đồng thì khó xoay xở được chứ 10 triệu đồng thì mình nghĩ tiết kiệm và biết cách tính toán 1 chút thì đâu đến mức 3 năm không tiết kiệm được 25 triệu đồng. Mức thu nhập như thế nào là do bạn cả. Nếu cảm thấy không đủ, bạn có thể làm thêm, chứ đừng đổ lỗi cho Hà Nội khắc nghiệt".
Tuy nhiên một số người thừa nhận 10 triệu đồng là không đủ sống ở Hà Nội nếu có biến cố. "Nếu lựa chọn ở lại Hà Nội, với mức sống cơ bản, không lo nuôi ai, không ăn chơi thì lương 10 triệu đồng vẫn đủ nhưng áp lực khi có biến cố", người này bình luận.
Với câu chuyện của cô gái 25 tuổi phía trên, cư dân mạng đều cho rằng kiếm tiền không đơn giản nhưng làm thế nào để chi tiêu hợp lý mới thực sự là bài toán khó mà ít người nắm được. Nhiều người thường nói rằng chúng ta có thể nhìn thấu tương lai của một người từ thói quen tiêu dùng của họ.
Nhiều người cho rằng kiếm tiền không dễ nên không thể tiêu xài hoang phí. Vì thế họ xây dựng cho mình những khoản tiết kiệm để dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Một số khác lại cho rằng mục đích của việc kiếm tiền là để hưởng thụ. Nếu không được tiêu tiền do mình làm ra, vậy thì cuộc sống này làm gì còn giá trị gì.
Ảnh: Internet
Nhiều bạn trẻ ngày nay thích chạy theo xu hướng mới. Không cần biết món đồ đó có nằm trong khả năng chi trả hay không nhưng sẵn sàng bỏ hơn nửa tháng lương để sở hữu. Không phàn nàn hay hối tiếc, anh ta cho rằng đó là sự hưởng thụ cuộc sống. Tuy nhiên, điều này khiến bạn rơi vào cảnh mới nhận lương thì ăn nhà hàng nhưng gần hết tháng lại là mì tôm. Lựa chọn lối sống "tiêu tiền trước kiếm sau" sẽ đẩy cuộc đời bạn vào những ngày tháng khó khăn ở tương lai.
Thậm chí một số người cho rằng vài nghìn lẻ có là bao, chẳng mua được gì. Song bạn cần nhìn xa hơn một chút. Mỗi ngày bạn bỏ vài chục lẻ tiết kiệm từ việc bỏ một cốc cà phê buổi chiều. Sau một tháng bạn được cả trăm nghìn, đủ để mua một vài món đồ hữu dụng hay có thêm tiền để chữa bệnh khi người thân cần. Trí tưởng tượng càng thực tế và chi tiết thì càng cắn rứt lương tâm bạn trước khi lựa chọn mua một món đồ chỉ vì niềm yêu thích nhất thời. Vậy nên tiêu tiền là bản năng nhưng kiểm soát cách chi tiêu của bản thân để bản thân chi tiêu hợp lý mới là bản lĩnh.
Ảnh: Internet
Thực tế tiền không phải là tất cả những bạn sẽ không làm được gì cả nếu không có tiền. Tiền không phải là thuốc chữa bách bệnh nhưng không có tiền thì bạn cũng không thể chữa hết bệnh.
Có người từng nói: Xã hội sẽ khó mở lòng với bạn nếu không có tiền. Số phận càng không cho đặc ân nào vì bạn nghèo. Thay vì để bản thân phải sống trong những ngày tháng tăm tối ấy, hãy học cách quản lý chi tiêu để có một khoản tiết kiệm nhằm dùng cho những trường hợp khẩn cấp.
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất