Siêu thực là không thật, nhưng nếu là tranh thì nhìn lại rất thật. Nhưng ý nghĩa của tranh nằm ngoài hình vẽ. Lối mượn hình gửi ý của cha ông ta xưa khi làm tranh dân gian rất thú vị.
Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024 và chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), sáng 19/1, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tranh dân gian Việt Nam”.
Ngoài thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh thì treo tranh dân gian cũng là một tục lệ không thể thiếu được trong Tết Nguyên đán. Điều gì đã đưa tranh dân gian trở thành một nét văn hóa góp phần làm nên Tết cổ truyền của dân tộc?
Ngày 9/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), Nhà xuất bản Thế giới, Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tổ chức ra mắt cuốn sách “Tranh dân gian Kim Hoàng” của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa.
Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra thời kỳ cực thịnh của tranh dân gian Việt Nam nói chung và Đông Hồ nói riêng là từ cuối thế kỷ XIX đến vài chục năm đầu thế kỷ XX. Nói thẳng ra thì đó là thời Pháp thuộc.
Qua các kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu 10 nét dương trong tranh Đông Hồ. Còn nét âm nghĩa là nét đục bỏ trên mảng đen - khi in thì sẽ thành nét trắng vì không có mực. Nhưng trong tranh Đông Hồ thì nét âm vẫn có màu bởi in trên nền giấy điệp.
Ở kỳ trước, chúng ta đã điểm qua 7 nét dương trong tranh Đông Hồ. Xin giới thiệu thêm 3 kiểu nét dương đặc biệt nữa mang đầy tính chất biến hóa, đó là “Nét gợi khối”, “Kết hợp nhiều kiểu nét cùng lúc”, “Nét dương được băm nhỏ thành các chấm đen”.
Trong văn hoá Việt Nam, hổ là một trong 12 linh vật theo lịch phương Đông, là con vật dũng mãnh, biểu tượng của sức mạnh vô song, có uy quyền nhất, buộc tất cả các loài thú trong núi rừng phải khuất phục.
Lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian trên nền hiện đại, mà cụ thể là ứng dụng đồ họa để vẽ hổ theo phong cách tranh Hàng Trống, là một ý tưởng mới lạ và sáng tạo.
Vừa qua, một cuộc triển lãm tranh dân gian dành cho thiếu nhi đã diễn ra tại Palm Artspace Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) dưới dự hướng dẫn của PGS-TS Trang Thanh Hiền - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cùng bé sáng tạo.
Sau hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 8/12, tại Hà Nội, cuốn sách “Dòng tranh dân gian Hàng Trống” của tác giả - nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa chính thức được xuất bản, phát hành rộng rãi phục vụ bạn đọc và những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu dòng tranh dân gian độc đáo nhất của Hà Nội.
Triển lãm Không có gì ở đằng sau - Nothing Behind của họa sĩ đương đại Việt Nam Bùi Thanh Tâm sẽ diễn ra từ ngày 21/10 đến ngày 26/10 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Tiếp nối thành công của Triển lãm nghệ thuật đa phương tiện “Bùi Xuân Phái với Hà Nội”, nhằm tôn vinh giá trị di sản tranh dân gian Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức Triển lãm nghệ thuật đa phương tiện “Tranh dân gian Hàng Trống”, khai mạc vào ngày 20/11vừa qua. Một triển lãm đáng xem vào dịp Cuối tuần này.
Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Giữ gìn, tôn vinh, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện nay là công việc vô cùng cần thiết và cấp bách.
Tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian tiêu biểu, với những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo, mang lại những dấu ấn đậm nét, tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Việt Nam.
Họa sĩ Lê Trí Dũng năm nào cũng vẽ con giáp của năm đó. Năm nay cũng vậy, chuẩn bị đón năm Kỷ Hợi, từ hơn một tháng nay, ông đã bắt đầu “múa cọ”, cho ra đời những “chú ỉn” đầy màu sắc, sinh động gợi nhớ đến “mẹ con đàn lợn âm dương” trong tranh Đông Hồ...
Cuộc trưng bày “Tranh dân gian Việt Nam và ứng dụng” sẽ khai mạc vào chiều 24/10 tại Nhà Thái Học (Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám), do Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tổ chức. Cuộc trưng bày giới thiệu 30 tác phẩm được chọn lọc từ cuộc thi Ý tưởng sáng tạo từ tranh dân gian Kim Hoàng do Bảo tàng cùng CLB Cùng bé sáng tạo phối hợp tổ chức từ tháng 6 vừa qua.
Chiều ngày 29/1, tại Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh dân gian “Nét xuân – di sản văn hóa tranh dân gian Việt Nam” của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa.