Thư gửi robot Citizen: Thư từ 'thành phố đáng sống'

31/07/2020 07:23 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

 'Thành phố đáng sống' Đà Nẵng tuyên chiến với quảng cáo, rao vặt lộn xộn

'Thành phố đáng sống' Đà Nẵng tuyên chiến với quảng cáo, rao vặt lộn xộn

Tình trạng quảng cáo, rao vặt ngoài trời xuất hiện quá nhiều và thực hiện không đúng với Quy chuẩn Quảng cáo Việt Nam hiện đang là một vấn đề nóng ở nhiều địa phương, đặc biệt những đô thị lớn trên cả nước.

Chỉ chưa đến 1 tuần, số lượng người nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng đã tăng khá mạnh. Từ một “thành phố đáng sống”, bình yên, số du khách du lịch cũng như các chỉ số đầu tư đang phục hồi, tăng trưởng đáng mừng, đột nhiên nhiều hoạt động phải khựng lại.

Là công dân Đà Nẵng, tôi cảm nhận nỗi đau khôn xiết của chính quyền và nhân dân thành phố bên sông Hàn. Phải nói ngay khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, người Đà Nẵng đã làm rất tốt, huy động được hệ thống chính trị, các nguồn lực tự thân, để chống và dập dịch lan rộng. Cả nước cũng đang ngày đêm hướng về Đà Nẵng, với tình đồng bào sâu sắc.

Nhưng, như một nỗi đau lộ thiên, mỗi sáng sớm, số lượng bệnh nhân lại dài thêm, trong khi F0 vẫn chưa xuất đầu, lộ diện (tính đến thời điểm bài báo này lên khuôn). Huế đã phải tiếp nhận thêm bệnh nhân từ Đà Nẵng. Nhiều bệnh viện lớn ở Đà Nẵng có người nhiễm khi điều trị hoặc chăm sóc người thân. Hàng nghìn sinh viên, công nhân nghèo đang kẹt lại thành phố. Bệnh viện dã chiến đang được xây dựng khẩn trương. Điều kiện cơ sở hạ tầng y tế còn hạn chế. Nếu kéo dài, thành phố nhỏ bé của tôi sẽ phải chịu đựng ra sao?

Tôi nghĩ đơn giản, "chống dịch như chống giặc", phải nhận diện giặc là ai, ở đâu? Đập rắn phải đập ở đầu, vậy thì đầu rắn nằm chỗ nào? So sánh có vẻ khiên cưỡng, nhưng bản chất chống dịch ở Đà Nẵng là vậy, tất cả đang cố gắng truy tìm vết tích người gieo bệnh đầu tiên, thì mới giải được nhiều bài toán khó khác trên mặt trận chống dịch.

Chú thích ảnh
Cán bộ y tế kiểm tra thân nhiệt cho người dân tại Đà Nẵng. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Không như cách đây hơn 5 tháng, bệnh nhân số 35 (nhân viên Điện máy xanh tại Đà Nẵng) lây qua 2 du khách người Anh trên chuyến bay VN0054 từ London về Hà Nội, cùng chuyến bay có nữ bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19. Khi 2 du khách này vô Đà Nẵng, đã được cách ly, trích xuất camera, giải mã sơ đồ di chuyển. Điều đó đã giúp Đà Nẵng nhanh chóng vượt qua khó khăn, "ghi điểm".

Còn hoàn cảnh hiện tại, F0 vẫn mù khơi. Thế mới khó, Sophia thân mến ạ! “Sẽ có rất nhiều kịch bản khi không thể truy tìm được nguồn lây bệnh F0” - TS-BS Phạm Duy Thái, một thành viên trong tổ truy vết đặc biệt của Bộ Y tế tới Đà Nẵng rà soát, khoanh vùng các ca bệnh Covid-19, người tiếp xúc để xác định nguồn lây bệnh, đã chia sẻ như vậy.

Dĩ nhiên, không riêng Sophia, tất cả người dân cả nước tôi lúc này đều ý thức, câu chuyện Đà Nẵng đã là vấn đề chung mất rồi. Hà Nội, TP.HCM, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam đã có người nhiễm Covid-19. Làm sao dịch bệnh không lây lan mạnh khắp cả nước, thực sự là niềm đau đáu.

Tôi rất tâm đắc khi vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý tốt biên giới, khởi tố điều tra vi phạm trong quản lý biên giới. Đúng thế, nhìn chung phương diện chống dịch, chúng ta quản lý khá tốt đường hàng không, nhưng đường bộ thì sao? Nên nhớ, Việt Nam có 1.449,566 km đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc, 2.067 km với Lào và 1.137 km với Campuchia. Kiểm soát được chừng ấy km không phải đơn giản. Nhưng, lại nhưng, câu chuyện nhiều người Trung Quốc dễ dàng nhập chui vào Đà Nẵng, Quảng Nam, đúng lúc khởi bùng dịch có sự tiếp tay của một số kẻ, khiến người dân buộc phải đặt câu hỏi: Dịch từ đâu ra?

Tôi muốn những thông điệp từ Đà Nẵng được đón nhận một cách lý tính, bên cạnh những tấm gương, hình ảnh lay động.

Xin chào Sophia, hẹn gặp lại thư sau!

Hữu Quý

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm