Phong trào Olympic Việt Nam cần có sự đổi mới

17/11/2021 06:04 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Nhân Đại hội Ủy ban Olympic Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức vào ngày 18/11 tới, trong số này, Thể thao & Văn hóa trân trọng giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, giảng viên Olympic quốc tế.

Olympic Paris 2024 sẽ dễ thở hơn

Olympic Paris 2024 sẽ dễ thở hơn

Do Olympic 2020 bị hoãn lại một năm, người Pháp xem như chỉ còn 3 năm để chuẩn bị cho Olympic 2024 sẽ được tổ chức tại Paris.

Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) được Chính phủ quyết định cho phép thành lập từ năm 1976 và chính thức được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận ngày 28/4/1980. Lúc đầu VOC có 9 thành viên gồm Lãnh đạo Tổng cục TDTT, các Giám đốc Sở TDTT Hà Nội, Hải Phòng và một số lãnh đạo Hội Điền kinh, Bóng đá, Bóng bàn… Năm 1982 VOC bổ sung và kiện toàn thêm một số thành viên mới. Lãnh đạo VOC là lãnh đạo TDTT, các Vụ chuyên môn, Hiệu trưởng các trường Đại học TDTT, đại diện Quân đội và một vài Hội Thể thao (bóng chuyền, cờ, xe đạp, thể dục…).

Năm 1993, Đại hội đại biểu lần thứ I VOC được tổ chức, Ban chấp hành mới có 36 thành viên; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký đều do Bộ trưởng, lãnh đạo Tổng cục, Giám đốc các Sở TDTT Hà Nội và TP.HCM đảm nhiệm. Tới năm 1998 Đại hội VOC khóa II (1998 - 2002) được tiến hành, Ban Chấp hành mới có 63 thành viên. Tiếp đó các năm 2007 - nhiệm kỳ III, năm 2012 - nhiệm kỳ IV, năm 2016 - nhiệm kỳ V, là các Đại hội nhiệm kỳ tiếp theo, số lượng Ban chấp hành VOC được mở rộng thành viên là lãnh đạo các Hiệp hội, Liên đoàn Thể thao quốc gia, một vài nhà báo, một vài vận động viên, một vài doanh nhân… tham dự. Lãnh đạo vẫn là các vị Bộ trưởng (làm Chủ tịch), Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Vụ trưởng làm Phó Chủ tịch và Giám đốc một số Sở VH, TT và DL…

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam

Trong quá trình hình thành và phát triển 45 năm qua, VOC đã có những hoạt động, đóng góp quan trọng trong việc phát triển phong trào Olympic ở Việt Nam. Đặc biệt trong các lĩnh vực: Chương trình thể thao cho mọi người (Ngày chạy Olympic, thể thao khuyết tật Para - Games); tuyên truyền, quảng bá tư tưởng Olympic trong cộng đồng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên; tổ chức các khóa học đào tạo cán bộ quản lý thể thao, cán bộ y học thể thao, các khóa học chuyên môn kỹ thuật cho huấn luyện viên các môn thể thao… theo chương trình của Quỹ Đoàn kết Olympic - Olympic Solidarity có sự phối hợp của các Liên đoàn thể thao quốc tế; vận động tài trợ cho các đoàn Thể thao Việt Nam tham dự thi đấu (tiền thưởng, trang phục, thuốc men… cho VĐV).

Là đầu mối ngoại giao và tăng cường mối liên hệ quốc tế với Ủy ban Olympic quốc tế, châu Á (OCA), các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là hoàn thành tốt các công tác chuẩn bị các thủ tục cho việc tham gia các sự kiện thể thao quan trọng của Thể thao Việt Namnhư SEA Games, Asian Games và Olympic Games. Đây là nỗ lực lớn của cán bộ nhân viên Văn phòng Olympic. Tuy vậy, về cơ bản VOC cũng chỉ là tổ chức thực hiện kế hoạch chương trình phát triển TDTT của cơ quan quản lý nhà nước

Điều đáng quan tâm nhất ở thời điểm hiện nay cũng như thời gian đến chính là những đổi mới trong phương thức hoạt động để nâng cao vai trò, tính chất xã hội hóa của VOC. Hiện tại Thể thao Việt Nam có VOC là tổ chức xã hội tồn tại phát triển 45 năm, có 37 Liên đoàn thể thao quốc gia là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưng hiệu quả phát triển theo xu thế xã hội hóa rất hạn chế.

Thực tế là vai trò vị trí của Ủy ban Olympic quốc gia và các Liên đoàn hiệp hội thể thaochưa phát huy. Phía ngành TDTT thì luôn luôn đánh giá: Các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao yếu kém chưa đủ sức để gánh vác các nhiệm vụ, yêu cầu do Luật Thể dục thể thao quy định.

Trong bối cảnh lịch sử của thời gian đầu mới thành lập để điều hành hoạt động trong nước và đăng ký với các tổ chức thể thao quốc tế các cán bộ tham gia giữ các chức danh trong Ủy ban Olympic và các Hội thể thao từng môn đều do lãnh đạo chỉ định. Lúc đó là đáp ứng yêu cầu cần thiết, hiện nay Ban Chấp hành VOC có đến 81 thành viên, 27 thành viên Ban Thường vụ, trong đó có 7 vị là Phó Chủ tịch (phần lớn là các lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước). Tuy vậy, quá trình hoạt động, đóng góp chưa tương xứng với yêu cầu đề ra. Đây là tổ chức hoạt động thiếu hiệu quả nhất.

Chú thích ảnh
Thể thao Việt Nam cần được đầu tư tương xứng để phát triển hơn nữa. Ảnh: Hoàng Linh

Trong Hiến chương Olympic ghi rõ: Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, các Ủy ban Olympic quốc gia có thể hợp tác với các tổ chức Chính phủ hoặc phi Chính phủ. Tuy nhiên họ không bao giờ được liên kết với một hoạt động nào đó có thể mâu thuẫn với Hiến chương Olympic. Các Chính phủ hoặc các cơ quan chính quyền khác không được chỉ định hoặc chi phối một trong những thành viên nào của Ủy ban Olympic quốc gia (Điều 31 mục 8 và điều 32 mục 4 trong Hiến chương).

Hơn 40 năm đã qua, đất nước có nhiều đổi thay, xu thế quốc tế là xã hội hóa. Ủy ban Olympic là tổ chức phi Chính phủ, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao là tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức này không phải là "phiên bản" của cơ quan quản lý Nhà nước. Điều đó không đúng với chỉ đạo của Đảng và không phù hợp với xu thế quốc tế. Và điều quan trọng nhất là cứ kéo dài tình trạng này thì sẽ làm chậm quá trình phát triển của chưa phát huy, vì vậy cần một sự đổi mới trong thời gian tới, bắt đầu từ khóa VI của nhiệm kỳ 2021- 2026.

Năm 2004, một Hội nghị chiến lược thể thao đã xác định việc chuyển hướng các môn thể thao trong chương trình Olympic. Tuy nhiên, lúc đó, tư tưởng “đi tắt đón đầu” vẫn thắng thế. Đã có cuộc đấu tranh tư tưởng để xác định lại hướng đầu tư, tư duy mới trong giai đoạn mới. Sau này, thế hệ lãnh đạo mới của Thể thao Việt Nam đã tích cực chuyển hướng theo xu thế đó.

Chính từ đó, thể thao nước nhà đã có những thành công ở các môn Olympic như điền kinh, bơi lội, cử tạ, bắn súng, các mônthể dục. Số HCV của các môn Olympic chiếm đến 4/5 tổng số HCV bắt đầu từ SEA Games 2015.SEA Games 2015 đã đánh dấu cái tiến bộ, nâng cao chất lượng của Thể thao Việt Nam.Sau đó những thành tích cao tại Asiad và giải đấu châu Á.Điều đó chứng minh rằng định hướng và việc chuyển hướng đầu tư cho những môn thể thao thuộc chương trình Olympic là hoàn toàn đúng đắn và chiếm vai trò chủ đạo của Thể thao Việt Nam.

Sắp đến, Việt Nam sẽ tổ chức SEA Games 31. Có một vấn đề trong các Hội nghị kỹ thuật của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á trong 15- 20 năm qua luôn bàn đến đó cần phải thay đổi Điều lệ nhưng cuối cùng vẫn chưa có thay đổi gì nhiều. Cá nhân người viết nhiều lần đề nghị chúng ta không nên lệ thuộc vào Điều lệ khi tổ chức SEA Games 31.

Bằng cách Thể thao Việt Nam chỉ tham gia thi đấu và phát triển các môn chủ yếu thuộc chương trình Olympic. Muốn như vậy, Thể thao Việt Namcó thể chấp nhận việc không có mặt trong tốp 3 vị trí đầu tiên. Tôi rất mừng,trong Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN vừa rồi, Việt Nam đã trình bày phương án tổ chức gần như đầy đủ các môn thể thao Olympic. Đây là quyết tâm lớn và định hướng đúng đắn của Thể thao Việt Nam.

Nếu Việt Nam tổ chức SEA Games 31 với những môn thể thao thuộc chương trình Olympic thì Thể thao Việt Nam sẽ tạo được nền tảng, tạo ra cơ sở lâu dài cho tương lai. Gần nhất là có được đội ngũ VĐV của những môn thể thao Olympic để tham dự Asiad 2022 và Olympic Paris 2024. Chúng ta không bỏ SEA Games nhưng nên coi đây là sân chơi để trải nghiệm để tiến lên đấu trường cao hơn. Muốn một nền thể thao phát triển, hòa nhập, tiến bộ bắt buộc phải tiến lên đầu trường thể thao quốc tế.

Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm