18/08/2021 14:32 GMT+7 | Bóng đá Anh
(Thethaovanhoa.vn) - Một hệ thống mới với các CLB bị trừ điểm tùy thuộc vào chi phí chuyển nhượng của họ sẽ giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng. Liệu giải pháp này có thể được áp dụng trong tương lai?
Có thể yên tâm nói mà không sợ mâu thuẫn rằng, điều đầu tiên lướt qua trong tâm trí Jack Grealish sau vụ chuyển nhượng kỉ lục của anh trong tháng này là một giấc mơ về Len Shackleton.
Được ca ngợi như là một tay chơi giải trí theo phong cách cũ, Grealish chỉ có một chút gì đó giống như Shackleton và khi cựu tiền vệ của Aston Villa có trận ra mắt Premier League cho Man City trên sân của Tottenham vào Chủ nhật vừa qua, anh chắc hẳn đã muốn tạo được ấn tượng ban đầu về cái gọi là "Hoàng tử bóng đá hề" của năm 1946.
Kẻ giàu, người nghèo
Ngược thời gian, sau khi gia nhập Newcastle với mức phí cao thứ hai mà một đội bóng Anh bỏ ra - 13.000 bảng - Shackleton là nguồn cảm hứng cho Newcastle trong chiến thắng vang dội ở trận đá chính đầu tiên của ông: 13-0 trước Newport County, với Shackleton ghi 6 bàn, trong đó có hat-trick chỉ trong chưa đầy 3 phút.
Nếu mỗi bàn thắng tương đương như 1.000 bảng thì quy đổi ở tỉ giá hiện tại là 1 triệu bảng/bàn thắng, Grealish có thể được so sánh với Shackleton nếu Man City thắng tại Tottenham 100-0, một tỉ số không thể xảy ra khi Gabriel Jesus là tiền đạo duy nhất của Man City và khi Tottenham thực tế đã thắng 1-0.
Sau cùng thì trận ra mắt của Shackleton chỉ là hào quang giả tạo và tiền đạo sinh năm 1922 thực tế không bao giờ tìm thấy hạnh phúc tại Newcastle. Sự hài lòng luôn lẩn tránh ông cho đến khi ông chuyển đến đối thủ cùng vùng Sunderland, nơi ông cảm thấy mình được đối xử tốt hơn nhiều. Như đồng đội của Shackleton, Trevor Ford, người đặc biệt ưa thích các chuyến làm khách ở Tottenham và các đội bóng khác ở London, giải thích thì: “Khi chúng tôi đến London làm khách, chúng tôi luôn chắc chắn có một chiếc taxi đến West End và những chỗ ngồi tốt nhất trong nhà hát như là phần thưởng, và trong suốt hành trình trở về, mỗi cầu thủ Sunderland đều có một gói thuốc lá".
Điều đáng nói là Shackleton luôn có ác cảm với CLB mà ông tin là đã đối xử tệ với mình. Thời gian trôi qua, ông không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích, đưa ra những câu nói không hay gì được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những thập kỷ gần đây, chẳng hạn như, “Tôi đã nghe nói về các cầu thủ vớ vẩn nhưng Newcastle vẫn tiếp tục mua họ”, “Newcastle có vấn đề với các chấn thương: Các cầu thủ của họ tiếp tục hồi phục” và “Tôi không cảm thấy thiên vị khi nói đến Newcastle” hay “Tôi không quan tâm ai đánh bại họ”.
Sẽ thật thú vị khi nghĩ rằng Harry Kane sẽ nỗ lực hết mình để đánh bại Tottenham trong mọi cơ hội nếu anh rời bỏ họ. Sau cùng thì có thỏa thuận của quý ông hay không có thỏa thuận của quý ông, tiền đạo đội tuyển Anh cũng đang phục vụ trong lĩnh vực giải trí.
Tất nhiên, một khía cạnh khác của giải trí thể thao là tính cạnh tranh, và đó là lí do mà không thể có chuyện đùa cợt trong bóng đá. Với việc Chelsea chiêu mộ lại Romelu Lukaku khiến Grealish chỉ là vụ chuyển nhượng cao nhất của một đội bóng Anh, và Pep Guardiola háo hức hạ cấp Grealish xuống vụ chuyển nhượng cao thứ hai bằng cách biến Kane thành “Cityzen”, rõ ràng tiền bạc chỉ là vấn đề rất nhỏ đối với những nguồn cung hầu như vô hạn. Trong khi đó, những đội bóng khác thì gặp khó khăn, thắt lưng buộc bụng vì đại dịch Covid-19. Và không chỉ Aston Villa và Tottenham là những kẻ khó đáng thương mà khi những cầu thủ xuất sắc nhất của các đội bóng này nghĩ rằng, họ không có cơ hội giành được các danh hiệu, bóng đá rõ ràng đã có sự bất bình đẳng.
Giải pháp trừ điểm
Để cạnh tranh công bằng, giải pháp không phải không có cho Premier League. Ở đây, khi các đội bóng của Premier League khởi tranh vào cuối tuần qua, các đội bóng trong giải đấu tưởng tượng của hàng triệu người cũng vậy. Nếu các giải đấu tưởng tượng sai lệch như thật, chẳng ai thèm chơi, đặc biệt là với những đồng nghiệp làm việc khó chịu, những người sẽ không bao giờ để họ phải chịu thất bại. Vì vậy, các nhà tổ chức giữ mọi thứ thú vị bằng cách xây dựng trong sự công bằng. Mọi người đều có ngân sách như nhau và mọi người đều trả giá như nhau. Đây là đều gần giống với những gì cũng có thể xảy ra trong thế giới thực, nếu đơn vị tỉ giá chuyển nhượng bị thay đổi.
Chi 100 triệu bảng sẽ chẳng là gì đối với những CLB có sự hậu thuẫn của các tỉ phú nằm ngủ cũng có thể kiếm ra tiền. Thay vào đó, các CLB phải trả giá cho những vụ chuyển nhượng bằng điểm. Ví dụ, một CLB bị trừ một điểm cho mỗi 10 triệu bảng họ chi cho việc mua cầu thủ trong hè, vì vậy việc kí hợp đồng với Grealish và Kane sẽ buộc Man City bắt đầu với âm 23 điểm hoặc quanh mức đó, trong khi Chelsea, MU và những người khác cũng sẽ bị trừ tương tự dù họ chi ít hơn. Lúc đó, chúng ta sẽ có một cuộc đua phù hợp, một kịch bản thực sự không thể đoán trước.
Chúng ta có thể đi xa hơn và thừa nhận cấu trúc méo mó của kim tự tháp bóng đá của nước Anh bằng cách trao 15 điểm cho các CLB mới thăng hạng lên Premier League, với 10 điểm khác trong mùa giải thứ hai, kể từ khi một nửa số CLB lên hạng trong thế kỉ này đều trở lại Championship trong vòng hai mùa giải và nhiều đội đã thất bại trong khi cố gắng phát triển hoặc thậm chí tồn tại. Những người bi quan sẽ phàn nàn về việc phá hỏng Premier League nhưng các khoản thanh toán trả chậm có ý nghĩa gì cho Championship? Và thực tế không phải là tất cả các giải đấu cúp đều có hình thức xếp hạt giống, thường là để ưu tiên những đội bóng mạnh hay sao?
Nói vậy nhưng việc trừ điểm ở những vụ chuyển nhượng có được áp dụng hay không lại là một vấn đề khác. Tài chính bóng đá sẽ còn phát triển kinh khủng hơn, với những chiêu trò lách luật phức tạp hơn. Khi đó, Chelsea có thể nghĩ ra những cách hợp pháp để nói rằng một tiền đạo hàng đầu đã được bán cho họ với giá một túi bóng và một CLB khác có thể đưa ra đề nghị 100 triệu bảng cho một siêu sao cộng với 50 triệu bảng khác để nói rằng hợp đồng thực tế được thực hiện chỉ với giá 9 triệu bảng.
Và sau đó là câu hỏi về việc áp dụng trên toàn châu Âu, và làm thế nào để tính đến các đề nghị hấp dẫn được đưa ra cho những cầu thủ rời Barcelona tự do. Nhưng nếu các nhà chức trách quyết tâm, họ sẽ tìm cách theo dõi hoạt động mua bán và sử dụng hệ thống trừ điểm để tạo ra một sân chơi công bằng.
Bất chấp Covid đang hoành hành và những dự báo u ám về việc bóng đá Anh có thể bị ảnh hưởng thế nào vì đại dịch, tính đến thời điểm này, các đội bóng ở Premier League đã chi khoảng 875 triệu bảng trong kì chuyển nhượng mùa Hè, trong đó dẫn đầu là Man City, MU, Chelsea và Aston Villa với mức đầu tư hơn 100 triệu bảng, cao hơn bất kì giải đấu nào tại châu Âu. |
Mạnh Hào
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất