Sau khi 'tịnh thân', trên người thái giám có mùi lạ nồng nặc, phải sử dụng 3 biện pháp này để không bị đuổi ra khỏi cung

10/04/2023 20:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Thái giám thời xưa có mùi lạ trên cơ thể, nhưng tại sao không bị xa lánh?

Xem phim cung đấu Trung Quốc, hẳn rằng nhiều người quá quen thuộc với nhóm hạ nhân trong cung - thái giám.

Thời phong kiến ở Trung Quốc, nhiều gia đình nghèo không nuôi nổi con cái nên đành phải gửi vào cung, đây cũng là một quyết định đường cùng của họ. 

Những người trở thành thái giám thường bị chế nhạo và coi thường, vì bị xem là kẻ “nam không ra nam, nữ không ra nữ”, không còn bộ phận trân quý trên cơ thể người đàn ông. 

Sau khi 'tịnh thân', trên người thái giám có mùi lạ nồng nặc, phải sử dụng 3 biện pháp này để không bị đuổi ra khỏi cung - Ảnh 1.

Thật vậy! Trước khi vào cung làm thái giám, các bé trai hoặc thanh niên trẻ phải trải qua quá trình “tịnh thân” đau đớn (hay còn gọi là thiến, cắt bỏ bộ phận sinh dục). Một trong những nguyên nhân mà thái giám phải “tịnh thân” là khiến họ không thể làm điều xằng bậy với phi tần trong hậu cung, như thế là bất kính phạm thượng với Hoàng đế. 

Tuy nhiên, trình độ y tế ở thời phong kiến không tiến bộ như thời nay. Vì vậy, rất nhiều thái giám sau khi bị thiến không được vệ sinh khử trùng hiệu quả, chỉ có thể tự gắng gượng giành lại sự sống trong tay thần chết. Do đó, rất nhiều thái giám không qua khỏi, tấm thân chưa được bước chân vào cung cấm nguy nga đã phải từ giã cõi đời.

Sau khi “tịnh thân”, cơ thể của thái giám đương nhiên khác với người thường. Trong thời gian đầu, khoảng chừng 2-3 tháng, khi vết thương chưa lành hẳn và cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi, thái giám đa phần không thể kiểm soát được việc đi tiểu, nên thường són tiểu. Do đó, trường hợp này chỉ xảy ra đối với các tiểu thái giám mới bị “tịnh thân” mà thôi. 

Nước tiểu thấm vào quần gây ra mùi khó chịu. Nhiều khi vì quá bận bịu công việc hầu hạ, thái giám không thể thay quần ngay lập tức, hơn nữa số lượng các bộ trang phục của họ cũng có giới hạn, nên mùi nước tiểu để lâu không tẩy rửa sẽ sinh ra mùi hôi rất khó chịu, đứng từ xa còn ngửi thấy.

Sau khi 'tịnh thân', trên người thái giám có mùi lạ nồng nặc, phải sử dụng 3 biện pháp này để không bị đuổi ra khỏi cung - Ảnh 3.

Thân là kẻ tôi tớ phục vụ trong cung, ngay cả một lỗi nhỏ cũng có thể mang họa sát thân. Do đó, nếu mùi hôi trên cơ thể khiến chủ tử khó chịu, bao gồm Hoàng đế và phi tần trong hậu cung, thái giám chắc chắn bị phạt, nhẹ thì vả miệng, nặng hơn thì đánh trượng và đuổi ra khỏi cung…

Vậy thái giám phải làm gì gì để loại bỏ mùi hôi trên cơ thể?

Một số thái giám mặc quần áo dày để che bớt mùi. Song đây là một cách làm tương đối ngu ngốc. Hơn nữa vào mùa hè, những thái giám mặc quần áo dày sẽ thường xuyên bị say nắng vì nhiệt độ cơ thể quá cao, trong khi làm việc luôn tay, hoạt động thường xuyên, thậm chí còn có trường hợp đang làm việc thì đột nhiên ngất đi. 

Đây cũng là một cách rất bất đắc dĩ. Nếu bị Hoàng đế hay các phi tử chê trách, ghét bỏ vì mùi hôi cơ thể, như vậy mọi cố gắng bao năm đổ sông đổ bể, sau đó bị điều đến bộ phận khác trong cung để làm việc, đương nhiên công việc mới chỉ vất vả hơn chứ không thể nhàn hạ.

Sau khi 'tịnh thân', trên người thái giám có mùi lạ nồng nặc, phải sử dụng 3 biện pháp này để không bị đuổi ra khỏi cung - Ảnh 4.

Một số thái giám chọn cách rắc một ít hương liệu lên người hoặc nhét túi thơm và áo để lấn át mùi hôi. Nhờ đó, nếu thái giám không thể tự chủ mà tiểu tiện trong quần, mùi khai đó ít nhiều cũng được che đậy đi phần nào. Đây được xem là cách thông minh hơn để xử lý sự cố khi đang hầu hạ chủ tử.

Theo nhiều tài liệu ghi chép, các thái giám thời xưa thường mang 2 thứ trên người, một là miếng đệm để giúp đầu gối không bị đau khi quỳ, hai là khăn với mục đích đặc biệt.

Một vài thái giám cũng dùng cách quấn khăn vào đũng quần, tương tự như nữ giới ngày nay sử dụng băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt. Mỗi ngày đều chuẩn bị hơn chục chiếc khăn, nên dù thái giám có tiểu tiện mất kiểm soát, hoàng thượng và phi tần cũng hiếm khi ngửi được mùi bất thường. Đây có lẽ là phương pháp tối ưu nhất để che đậy mùi hôi trên cơ thể của thái giám.

Sau khi 'tịnh thân', trên người thái giám có mùi lạ nồng nặc, phải sử dụng 3 biện pháp này để không bị đuổi ra khỏi cung - Ảnh 5.

Vị thái giám cuối cùng của nhà Thanh

Tuy nhiên, mùi hôi trên cơ thể thái giám vẫn không thể được che đậy hoàn toàn. May thay, người trong cùng đều biết đặc tính này của thái giám sau khi “tịnh thân” nên cũng phần nào thông cảm. Trong giai đoạn này, thái giám không cần phụ trách hầu hạ bữa ăn cho Hoàng đế và phi tần, thay vào đó là cung nữ, để các vị chủ tử không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi bất thường khi thưởng thức bữa ăn.

Bên cạnh đó, người thân cận với thái giám có lẽ là cung nữ. Họ đương nhiên biết và thấu hiểu mùi hôi đặc trưng của thái giám. Họ phải tìm cách thích nghi vì sống trong cung điện nguy nga này, tuy đông người nhưng không phải ai cũng đáng tin tưởng và làm bạn. Do đó, thái giám là sự lựa chọn của cung nữ để cùng nhau tồn tại trong hoàng cung hung hiểm.

Sau khi “tịnh thân”, cơ thể bị khiếm khuyết một bộ phận, nếu không biết cách chấp nhận và cố gắng tìm cách thích nghi thì thái giám không thể tồn tại trong cung. “Mệnh căn” (của quý) của thái giám được cất giữ kỹ càng như báu vật để sau này có chết đi, họ cũng được trở về với cát bụi đủ đầy hình hài cơ thể.

Nguồn: Baidu, Sina

Trung Hạ

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm