Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Tài Văn (Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam) vừa giới thiệu phim tài liệu "Hướng đi nào cho phế liệu nhựa" tại cuộc toạ đàm với chủ đề "Phế liệu nhựa nhập khẩu".
Góp phần lan tỏa chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam là nhiều người có ảnh hưởng như: ca sĩ Quân AP, MC Quang Minh, nhà báo Lê Quốc Vinh, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Tú...
MV No, Thanks! với sự góp mặt của 8 nghệ sĩ Bùi Công Nam, Kimmese, Châu Bùi, Quang Đại, Quỳnh Anh Shyn, Linn Nguyễn, Helly Tống, Trang Hý đã được ra mắt trên kênh Youtube.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố 10 sự kiện của ngành trong năm 2019, trong đó có 3 sự kiện về lĩnh vực môi trường được bình chọn. Điều này chứng tỏ lĩnh vực môi trường đã và vẫn là vấn đề “nóng” của xã hội hiện nay.
Từ ngày 1/1/2020, các sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ bị cấm tại bang Geneva (Giơ-ne-vơ), Thụy Sĩ. Với lệnh cấm này, Geneva thực hiện trước một năm một lệnh cấm tương tự của Liên minh châu Âu (EU).
Một phóng viên ảnh tự do người Đức đã được trao giải “Bức ảnh năm 2019 của UNICEF” với bức ảnh cô bé nhặt rác thải nhựa ở vùng biển bị ô nhiễm tại cảng Manila, Philippines.
Ước tính khoảng 11 nghìn tỷ hạt siêu nhỏ bị xả vào vịnh San Francisco (Mỹ) hằng năm, trong đó hai phần ba (khoảng 7 nghìn tỷ) là hạt nhựa, có kích thước nhỏ hơn 5 milimet và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ngày 26/9, tỷ phú ngành công nghiệp khai thác của Australia Andrew Forrest công bố một sáng kiến định hướng kinh doanh mới, nhằm thúc đẩy sử dụng nhựa tái chế, giảm thiểu hàng trăm triệu tấn rác thải nhựa trên toàn cầu mỗi năm.
Chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đang từng bước nâng cao ý thức về giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Từ những thói quen rất nhỏ hàng ngày của mỗi cá nhân, đến các hành động thiết thực của cả cộng đồng đã lan tỏa một lối sống rất đẹp, đó là lối sống “xanh”.
Liên minh Chấm dứt Rác thải nhựa (AEPW) ngày 27/8 cho biết sẽ dành nhiều ưu tiên trong quỹ 1 tỷ USD của mình cho việc xử lý rác thải nhựa tại Đông Nam Á.
Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Cùng chung nỗ lực của các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực hành động mạnh mẽ, đề xuất các sáng kiến và tham gia các cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của rác thải nhựa ngày càng gia tăng.
Nằm trong chuỗi sự kiện vừa diễn ra của “Tuần lễ thể nghiệm: Tái khám phá Sài Gòn” do TOONG tổ chức, nghệ sĩ Ưu Đàm có một sắp đặt nghệ thuật thổi khí tên là “Thở” tại TOONG Vista Verde (Q.2, TP.HCM). Sắp đặt này nói đến nghịch lý về khí thải và bao ni-lông (nylon), tiện ích và nguy cơ của chúng với cuộc sống, được trưng bày dài lâu tại không gian này.
Một cuộc vận động, một phong trào chỉ có thể thành công khi nó lan tỏa sâu rộng được vào trong đời sống nhân dân và biến thành những hành động thiết thực, tự nguyện của cả cộng đồng.
Từ tháng 8, gần 60 khách sạn của tập đoàn Mường Thanh trên toàn quốc sẽ cùng chính thức loại bỏ các vật dụng làm từ chất liệu nhựa, nilon để thay thế bằng chất liệu thân thiện với môi trường như vải, giấy tự hủy…
Không rõ, việc thả bóng bay lên trời để bày tỏ ước mơ của mình bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết, hình ảnh ấy khá phổ biến và chúng ta cũng thường bắt gặp ở nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Rác thải nhựa đang là vấn nạn môi trường không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Để bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe cho cộng đồng, nhiều địa phương, đơn vị ở nước ta đã phát động các chương trình hành động “nói không” với rác thải nhựa, không sử dụng túi nilong và sản phẩm nhựa dùng 1 lần.