09/04/2020 18:32 GMT+7 | Bóng đá Anh
(Thethaovanhoa.vn) - Khi các trận đấu bị hủy vì đại dịch Covid-19, đừng mà nghĩ rằng các cầu thủ ở Premier League của Anh sẽ chấp nhận giảm tiền lương một cách dễ dàng.
Như một lời xin lỗi, phần nhiều cầu thủ đều từ chối cắt giảm lương bởi vì họ muốn trả thêm thuế phải trả. Đây chính xác là những gì mà đại diện cho liên đoàn lao động bóng đá Anh, Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp (PFA), đã thực hiện cuối tuần qua khi từ chối đề nghị từ Premier League là cắt giảm 30% tiền lương của cầu thủ để giảm bớt gánh nặng, sức ép vì đại dịch Covid-19.
Giảm hay không giảm?
PFA không biết có cảm thấy xấu hổ thay các cầu thủ không bởi hành động của họ phơi bày sự tồi tệ ở sản phẩm văn hóa xuất khẩu nổi bật nhất của Anh - giải bóng đá hàng đầu Premier League - có đến 3,2 tỷ người trên khắp thế giới theo dõi.
Theo PFA, việc cắt giảm lương cầu thủ sẽ lấy đi của Cục thuế Vương quốc Anh hơn 200 triệu bảng (tương đương 246 triệu USD) doanh thu. Điều đó có thể không đúng sự thật dựa trên tỉ lệ đánh thuế cao nhất 45% của Anh và 1,5 tỷ bảng chi cho tiền lương cầu thủ của Premier League mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế này lại không tính đến chi phí tiềm năng với những người đóng thuế ở các đội bóng tại Premier League, những người lao động phải nghỉ việc không có thu nhập. Thử tính nhẩm sẽ thấy chính phủ Anh cũng có thể mất khoảng 200 triệu bảng nếu tất cả 20 đội bóng của Premier League đều cho nghỉ nhân viên bởi khi đó, chính phủ sẽ phải trợ cấp cho số nhân viên này.
Tất nhiên, việc cắt giảm 30% tiền lương và việc Premier League trì hoãn sẽ giúp giảm chi phí cho các câu lạc bộ nhiều hơn - hơn 400 triệu bảng trong năm nay. Thế nhưng, như Premier League cho biết, các CLB đang phải đối mặt với những khoản thâm hụt liên tiếp và đáng kể vì không có trận đấu nào được tổ chức. Do vậy, sẽ chỉ công bằng nếu chi phí lớn nhất của họ, các cầu thủ, nên hi sinh tiền lương của mình.
Điều này rõ ràng không được một số cầu thủ ủng hộ. Trên tờ Sunday Times, cựu tiền đạo người Anh là Wayne Rooney đặt câu hỏi, “Tại sao những cầu thủ bóng đá đột nhiên trở thành vật tế thần?” Rooney, hiện đang khoác áo Derby ở Championship, cho rằng, đó là động thái nhằm đẩy cầu thủ “vào một góc, bắt họ phải nhận hóa đơn để bù đắp cho doanh thu bị mất”.
Rooney hoàn toàn đúng, đó chính xác là những gì mà xảy ra. Và đúng như vậy. Các cầu thủ được trả tiền để giải trí cho hàng triệu người có mặt trong các sân vận động và trên TV. Họ không làm điều đó vào lúc này, và nhiều người trả tiền cho họ để làm điều đó - những người hâm mộ - đang xếp hàng trong hàng dài thất nghiệp sau khi bị sa thải.
Trong khoảng thời gian sợ hãi và không chắc chắn khó tin như vậy, mọi người muốn các thần tượng thể thao của họ trở thành hình mẫu cho tất cả chúng ta. Tiếc là điều đó là không có đối với hậu vệ người Anh, Kyle Walker, người đã không tuân theo quy định của chính phủ trong việc tự cách li khi tổ chức một bữa tiệc cách li với nhiều gái mại dâm. Cầu thủ của Man City đã đưa ra lời xin lỗi vào Chủ nhật vừa qua sau khi vụ việc được phanh phui trên báo chí.
Ngược lại, một số cầu thủ đang nỗ lực vì cuộc chiến chống Covid-19, trong đó có đội trưởng của Liverpool là Jordan Henderson khi anh thành lập một quỹ từ thiện. Mặc dù thế, động thái cắt giảm lương của các ngôi sao Premier League mới là cách duy nhất để họ cho thấy họ hiểu được tính chất nghiêm trọng của tình hình. Một cầu thủ từ bỏ 30% trong khoản tiền lương trung bình của giải đấu là 2,3 triệu bảng mỗi năm sẽ hỗ trợ được thu nhập của 24 lao động bình thường khác.
Tiền vào túi ai?
Nhìn ra châu Âu, nhiều cầu thủ đã chứng tỏ vai trò hình mẫu của mình. Ở Tây Ban Nha, cầu thủ Barcelona, đội bóng được trả lương cao nhất thế giới, đều tự nguyện giảm 70% tiền lương để chi trả cho các nhân viên khác của CLB.
Dĩ nhiên, Barcelona thuộc sở hữu của người hâm mộ, trong khi các đội bóng ở Premier League đều thuộc sở hữu tư nhân. Điều đó có nghĩa là một cầu thủ đồng ý giảm lương ở Anh đồng nghĩa số tiền này có thể chui vào túi chủ sở hữu CLB. Tuy vậy, điều này cũng không ngăn cản Juventus thuộc gia đình Agnelli đạt được thỏa thuận với các cầu thủ và HLV về việc hi sinh 3 tháng tiền lương. Rõ ràng, Lionel Messi của Barcelona và Cristiano Ronaldo của Juventus - những cầu thủ vĩ đại nhất trong thế hệ của họ - đang hành động giống như những hình mẫu mà họ cần chứng tỏ.
Và không quên rằng, tại Anh, Tottenham và Newcastle đã sử dụng chương trình trợ cấp của chính phủ dù có những ông chủ giàu có. Đối với Tottenham là Joe Lewis, người có số tài sản trị giá 5,3 tỷ USD; đối với Newcastle là ông trùm bán lẻ Mike Ashley có số tài sản trị giá 2,4 tỷ USD.
Mạnh Hào
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất