01/05/2023 13:11 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Phạm Thị Kiều Mi sinh ra và lớn lên tại Kiên Giang. Năm 12 tuổi, Mi lên Sài Gòn học, đến năm 24 tuổi, cô qua Mỹ du học và hiện đang làm y tá cho một bệnh viện tại Florida, Mỹ. Trong quá trình lập nghiệp tại xứ người, Mi yêu và kết hôn với Justin (cựu cảnh sát người Mỹ) qua một ứng dụng hẹn hò. Đám cưới của cặp đôi được tổ chức vào tháng 11 năm ngoái dưới sự chúc phúc của gia đình và người thân. Ít ai biết, đằng sau cuộc sống viên mãn của nữ y tá Việt Nam tại xứ sở cờ hoa là hành trình đầy gian nan, áp lực.
Mi Phạm hiện đang làm y tá tại một bệnh viện ở Mỹ
Mi cho biết, cách đây khoảng gần 8 năm, cô tốt nghiệp đại học Saigon Tourist, ngành Room Division (bộ phận lưu trú). Sau đó, Mi xin vào làm tại một khách sạn ở Hồ Tràm. Được khoảng 3 năm, cô nhận ra công việc không còn đem lại nhiều cảm hứng, Mi nộp đơn phỏng vấn xin đi du học. Quyết định rẽ sang hướng mới với ngành y tá khi đã buớc qua tuổi 25, cô gái quê Kiên Giang cảm thấy chênh vênh.
"Một phần tuổi mình cũng lớn, một phần khác mình cũng không có nhiều kinh phí để lựa chọn những ngành khó xin việc hoặc lương quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nên mình nghĩ ngành y tá sẽ là một lựa chọn chắc chắn. Ở Mỹ cần rất nhiều y tá và mức lương cũng khá. Sau một thời gian thì lại thấy rất thích ngành này", Mi tâm sự.
Nhiều người bảo Mi, "con gái học nhiều rồi ra trường cũng không làm gì", "học nhiều sau này công việc cũng không tốt". Mi bỏ ngoài tai những lời nói đó và kiên định với lựa chọn của bản thân.
Được gia đình ủng hộ, hơn nữa lại có người thân đang sinh sống ở Mỹ, cô dồn hết tiền tiết kiệm đi làm suốt 3 năm để sang xứ người.
Đang có công việc ổn định tại Việt Nam, qua Mỹ lại phải bắt đầu lại từ đầu, Mi thấy tụt tinh thần. Dù có nền tảng tiếng Anh tốt, song thời gian đầu cô vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và học ngôn ngữ chuyên ngành y tá.
Mi cũng sống tiết kiệm nhất có thể bằng việc săn đồ giảm giá. Nữ y tá kể, nhiều hôm đi học về đói quá nhưng nhìn giá tiền quy đổi sang tiền Việt, cô lại nhịn đói, không dám ăn.
Mi cho biết, chương trình đào tạo y tá tại Mỹ phải trải qua 2 năm học tiếng Anh sau đó mới học những lớp chuyên ngành theo yêu cầu. Điểm số là điều kiện để xét duyệt học viên có được tiếp tục theo học ngành y tá hay không.
"Những bài kiểm tra đầu tiên sau khi nhìn điểm tôi khá sốc. Điểm quá thấp, thậm chí có vài bài đầu tiên bị đánh rớt mặc dù tôi đã học rất cố gắng", Mi nói.
Khi bắt đầu vào học khóa thứ 2 chương trình y tá, My gặp và quen Justin. Tốt nghiệp, đi làm một thời gian, cả hai mới đăng ký kết hôn. Thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Mi phải buộc phải học online, tự trau dồi thêm kiến thức. Thấy cô gái châu Á thấp bé lại có thể làm công việc y tá trong bệnh viện, nhiều người tỏ thái độ khó chịu, coi thường. Nhiều lúc bị các bệnh nhân "làm khó", Mi áp lực, về nhà chỉ biết khóc với chồng.
"Có nhiều người xúc phạm, mỉa mai, họ dùng những từ ngữ trước đây tôi chưa từng nghe. Tôi nói với chồng rằng không muốn đi làm nữa. Tôi khóc và cố gắng học cách quên đi nó", Mi cho hay.
Mi quen Justin qua một app hẹn hò
Sự động viên từ chồng là liều thuốc tinh thần giúp Mi có thêm động lực cố gắng. Cô vẫn cười và thấy biết ơn mỗi khi nhắc tới những điều Justin đã làm cho mình: "Nhiều người nói tôi trúng số khi lấy được anh. Vì anh chăm sóc tôi rất kỹ. Mỗi lần lên xuống xe, chồng đều mở cửa cho tôi. Giặt đồ, rửa bát, quét nhà, anh đều làm hết mọi thứ. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn. Mỗi lần tôi khóc, anh sẽ ôm hôn tôi và nói, không sao hết, từ từ mọi thứ sẽ qua".
Một tuần Mi chỉ làm việc 3 ngày, mỗi ngày làm trong khoảng từ 12,13 tiếng, 4 ngày còn lại được tự do nghỉ ngơi. Mi sắp xếp đi học vào những ngày trống lịch và dành thời gian quay video, chia sẻ về cuộc sống, kinh nghiệm khi làm y tá tại Mỹ lên mạng xã hội. Những đoạn clip của Mi nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Cuộc sống viên mãn của nữ y tá tại xứ cờ hoa
Nguồn: Người kết nối, Ảnh: FBNV
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất