04/02/2023 09:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Vào dịp Rằm tháng Giêng, những mặt hàng thiết yếu mà người dân vẫn thường mua chính là: trầu cau, hoa tươi, trái cây, vàng hương, xôi chè... Theo đó, các mặt hàng này đều được bán rất chạy.
Cứ đến dịp Rằm tháng Giêng (tết Nguyên Tiêu), mọi người lại tất bật cúng bái, đi lễ chùa, và phóng sinh cầu an cho năm mới.
Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào ngày Giáp Ngọ tháng Giáp Dần, tức ngày Chủ nhật 5/2/2023 Dương lịch.
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình Việt thường sắm hai lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết.
Cùng điểm nhanh những mặt hàng hút khách trong dịp Rằm tháng Giêng.
Phật thủ là loại quả được nhiều người lựa chọn bày lên bàn thờ gia tiên ngày Tết, mang ý nghĩa nhiều may mắn, tài lộc. Đến Tết Nguyên tiêu, đây vẫn là loại quả được rất nhiều người tìm mua, khiến sản lượng hàng bán ra vào mỗi dịp này đều tăng cao so với ngày thường, thậm chí gấp tới 10 lần.
Là sản vật không thể thiếu trong các mâm lễ cúng ngày Tết, cau trầu được tiêu thụ mạnh trên thị trường, theo đó giá cả cũng tăng cao so với những ngày trước, đặc biệt vào dịp Rằm tháng Giêng. Vì thế, giá bán mỗi quả cau và lá trầu lên tới cả chục ngàn đồng.
Không như các sản phẩm khác có thể mua dự trữ từ sớm, cau trầu thường được mua vào sát ngày lễ vì để lâu quả nhanh già, để khó bổ, không đẹp. Chính vì vậy, hằng năm, cứ vào đúng ngày Rằm tháng Giêng, sức mua trầu cau lại tăng rất mạnh.
Trong mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu hoa quả tươi. Hàng hoa tươi vì thế cũng đắt khách, giá tăng cao hơn ngày thường, thậm chí có thể gấp đôi. Trong đó, vào dịp này, hoa sen chính là 1 trong những loại hoa được ưu tiên chọn lựa.
Theo nhiều người kinh doanh, nguyên nhân khiến cho giá hoa ngày rằm tháng Giêng đắt hơn Tết, là thời tiết. Một số loại hoa có xu hướng hạ nhiệt sau dịp Tết như lay-ơn, violet hay thược dược hầu như đều có hiện tượng tăng giá vào ngày Rằm tháng Giêng.
Trong ngày Rằm tháng Giêng, các mặt hàng đồ chay cũng rất "ăn khách". Giá thực phẩm chay dịp này tăng mạnh, dao động trong khoảng từ 20 - 30% so với ngày thường.
Hiện, những cửa hàng bán đồ ăn chay nở rộ và thực phẩm chay vào cả các hệ thống siêu thị lớn, sản phẩm cũng ngày càng đa dạng. Trong đó, giò nấm, chả lụa nấm hương, chà bông nấm hương, giò gà nấm hương... được giới thiệu là hàng làm từ nấm, bán rất chạy. Những sản phẩm này có giá gần 70.000 đồng cho 200gr.
Tuy nhiên, sản phẩm thực phẩm chay được chế biến sẵn hiện nay rất dễ mua, tiện lợi nhưng rất khó để xác định được mức độ an toàn.
Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, khi mua thực phẩm, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ tất cả những thông tin xung quanh sản phẩm. Đồng thời nên nhớ tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng không nhãn mác.
Các mặt hàng vàng mã luôn được dịp "hốt bạc" vào mỗi dịp lễ Tết. Do đó, đây cũng là 1 mặt hàng mà nhiều người quan tâm trong dịp Tết Nguyên tiêu. Theo lời của người bán, những món hàng này không sợ thiếu người mua trong dịp cúng Rằm tháng Giêng.
Sau ngày vía Thần Tài mồng 10 là Rằm tháng Giêng và thị trường buôn bán vàng mã tại khắp các tỉnh thành trên cả nước lại được phen nhộn nhịp. (Ảnh minh hoạ: Công lý xã hội)
Dịp này, thị trường xuất hiện nhiều loại xôi để phục vụ người tiêu dùng cúng rằm, trong đó không thể thiếu các loại xôi đặc trưng như: Xôi đậu xanh, xôi gấc, xôi lá dứa, xôi cốm...
Ngoài ra, trong dịp này, bánh chưng, thịt gà hay giò chả cũng là mặt hàng rất hút khách.
Để tránh việc không mua được các mặt hàng này vào dịp Rằm tháng Giêng, tốt hơn mọi người nên đặt trước tại các cửa hàng quen biết. Điều này không chỉ hạn chế việc bị nhỡ, không có đủ đồ cúng mà còn có thể đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất