02/02/2023 16:31 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
ChatGPT có thực sự toàn năng? Khả năng làm văn, phân tích thơ của nó ra sao? Liệu ChatGPT có đủ trình độ làm được những câu nghị luận xã hội khó nhằn, đòi hỏi phải có cảm nhận thực thụ hay không?
ChatGPT có lẽ là phần mềm công nghệ hot nhất hiện tại. Đây là một công cụ Chatbot được phát hành bởi công ty công nghệ Open AI (Mỹ) vào tháng 11/2022. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần bạn cung cấp cho ChatGPT đầu vào, nó sẽ cho bạn đầu ra. Nếu bạn hỏi ChatGPT một câu hỏi, nó sẽ trả lời. Nếu bạn yêu cầu nó tiếp tục những gì bạn đang viết, nó sẽ thực hiện.
Chẳng hạn khi bạn yêu cầu ChatGPT trả lời 1 câu hỏi nào đó, nó sẽ lập tức đưa ra đáp án. Bạn đưa chủ đề và yêu cầu ChatGPT làm một bài thơ, bài văn liên quan, chỉ trong chốc lát bạn sẽ có thứ mình cần.
"Hót họt" là vậy nhưng ChatGPT đang gây ra nhiều tranh cãi. Khả năng tạo ra tức thời các văn bản ngày càng tinh vi, có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như viết bài luận, tạo ra các tài liệu pháp lý,... của ChatGPT khiến con người lo sợ phần mềm này có thể thay thế chúng ta đảm nhận nhiều công việc.
Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, người ta lo sợ học sinh/sinh viên có thể dùng ChatGPT vào mục đích gian lận, thay vì chỉ sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ tìm kiếm tài liệu.
Tuy nhiên ChatGPT có thực sự toàn năng? Khả năng làm văn, phân tích thơ của nó ra sao? Liệu ChatGPT có đủ trình độ làm được những câu nghị luận xã hội khó nhằn, đòi hỏi phải có cảm nhận thực thụ hay không?
1.
2.
3.
Phân tích một đoạn thơ trong bài Tràng Giang - Huy Cận.
4.
5.
Theo cô Lê Trần Diệu Thu, Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn thì: "Với các câu hỏi kiến thức phần văn học, cách trả lời, câu từ của ChatGPT có vẻ khá chau chuốt nhưng đáp án lại chưa chuẩn. Chẳng hạn với câu hỏi liên quan đến bài thơ "Sóng".
Điều này có thể gây ra sự tai hại nếu người học dùng nó như một công cụ giáo dục vì không đủ kiến thức chuyên môn để nhận định câu trả lời mà ChatGPT đưa ra là đúng hay sai.
Bên cạnh đó, cách hành văn của ChatGPT còn rời rạc, câu trả lời không gãy gọn, từ ngữ thiếu liên kết. Điều này thấy rõ khi ChatGPT phân tích khổ thơ trong bài "Tràng giang".
Tuy nhiên, với những câu nghị luận xã hội, công cụ ChatGPT lại đưa ra các gợi ý tương đối ổn. Đây có thể là một gợi ý giúp người đọc dựa vào đó để đưa ra ý tưởng cho câu trả lời của mình.
Nói về vấn đề này, cô Diệu Thu cho rằng, ChatGPT ra đời trở thành động lực để giáo viên thay đổi tích cực. Nó sẽ thay thế giáo viên nếu như giáo viên vẫn áp dụng cách giảng dạy truyền thống, theo hướng cung cấp kiến thức, thông tin đơn thuần cho học sinh.
Tuy vậy, với sự đổi mới từng bước của giáo dục, nhiều giáo viên đã thay đổi dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nhằm phát huy được tư duy phản biện, sự sáng tạo của học sinh thì rõ ràng công cụ này không thể thay thế được giáo viên.
Với học sinh, nữ Thạc sĩ nghĩ rằng, nếu không sử dụng ChatGPT, học sinh muốn đạo văn có rất nhiều cách. Vì vậy, vấn đề này không hề đáng lo ngại.
Nói vậy nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm của ChatGPT trong việc dạy và học văn. Giáo viên có thể dựa vào ChatGPT để hướng dẫn học sinh tham khảo công cụ này nhằm xây dựng ý tưởng ban đầu cho các bài viết. Dựa trên ý tưởng mà ChatGPT đưa ra, học sinh hoàn toàn có thể phát triển ý tưởng, sáng tạo thêm để tạo nên những câu trả lời, những bài văn hoàn thiện nhất. Bởi ChatGPT có thể xây dựng ý tưởng nhưng lại chưa bảo vệ tốt quan điểm đó đến cuối cùng và hoàn thiện câu trả lời.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất