28/08/2012 10:00 GMT+7 | Đọc - Xem
(TT&VH) - Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, kiêm vai trò MC của khá nhiều hội thảo văn học từ Bắc vào Nam. Cùng ông “bắt bệnh” hội thảo…
* Thưa ông, hội thảo văn học, với tư cách hoạt động khoa học, có những đòi hỏi gì?
- Trước hết là tính khoa học, nghiêm túc. Hội thảo đặt vấn đề nghiên cứu sâu và có đường hướng giải quyết, tổng kết vấn đề. Tính tranh luận, phản biện nhất định phải có.
* Nhưng đó là lý thuyết, còn thực tiễn ở Việt Nam thì sao?
- Hội thảo đúng nghĩa ở ta thì ít lắm. Một hội thảo thường phải chuẩn bị kỹ lưỡng, mất khoảng một năm hoặc nửa năm, quy mô quốc gia hay quốc tế thì còn công phu hơn. Như hai hội thảo Viện Văn học đã làm với ĐH Harvard-Yenching trong các năm 2006 và 2011, hay như hội thảo về văn học Đông Á của Đại học KHXH&NV TP.HCM năm 2010 chẳng hạn.
* Ông nhận xét gì về hội thảo “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” cuối tháng 6 vừa qua?
- Tôi thấy Nguyễn Quang Thiều là nhân vật xứng đáng, thơ có giá trị. Mặc dù vậy, tên hội thảo chưa hay lắm.
* Gần đây có hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận dính nhiều thị phi khiến dư luận dấy lên thắc mắc: “Hội thảo văn học đang được dùng để làm gì?”.
- Trường hợp này chưa đáng tầm hội thảo, là một thiệt hại cho tên tuổi Hội Nhà văn Việt Nam. Nội dung cũng toàn tâng bốc, đề cao không xứng đáng. Vì thế dư luận mới phê phán.
* Một ví dụ về hội thảo đúng nghĩa và hiệu quả ở ta, riêng về văn học Việt Nam, thưa ông?
- Tôi nhớ cách đây khoảng 25 năm, hồi đầu Đổi mới, các nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh xuất hiện. Lúc đó, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tổ chức hội thảo “Những vấn đề thời sự gần đây của văn học”, có các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào… tham gia. Các ý kiến trong hội thảo đó rất hay, đi thẳng vào thời sự văn học, rất cập nhật, chẳng hạn những tranh cãi xung quanh truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, những tác phẩm đưa đến một sự đảo lộn về cách đọc, cách viết, cách đánh giá văn chương.
* Hội thảo hiện nay còn gặp khó ở vấn đề thời gian. Làm chủ tọa nhiều hội thảo, chính ông cũng phải luôn miệng nhắc nhở các diễn giả đừng nói quá dài.
- Đúng. Đó chính là một vấn đề lớn của người Việt Nam, không riêng gì diễn giả trong các hội thảo. Một căn bệnh phổ biến.
Trong các hội thảo quốc tế, người ta còn phải rung chuông báo hết giờ cơ mà. Biết cách nói là tôn trọng người nghe. Biết cách nói là biết cách thảo luận, biết dành được nhiều thời gian cho thảo luận. Phải thừa nhận, nói trước đám đông đang là kỹ năng kém nhất trong văn hóa diễn giả ở Việt Nam. Hội thảo ở ta mắc cái bệnh đọc nhàm nói chán.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất