06/03/2023 14:02 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Vẻ ngoài dễ thương, bản tính hiền lành, thân thiện với con người và trí thông minh cực cao...Đó là những gì chúng ta vẫn thường biết đến loài cá heo. Song, loại động vật này có thực sự thân thiện như chúng ta vẫn tưởng?
Người phụ nữ bị cá heo tấn công
Tờ The Independent mới đây đưa tin, Claire Bye - 28 tuổi, sống ở hạt Bristol (Anh) lên kế hoạch và cùng người bạn tên Louis đi du lịch vòng quanh Nam Mỹ và Trung Mỹ trong 7 tháng.
Thế nhưng, chỉ 3 tháng sau khi chuyến đi bắt đầu, một sự cố đã xảy ra. Cụ thể, ngày 3/1/2023, cô Claire đến thăm thị trấn nhỏ Santa Rosa de Yacuma ở Bolivia, thị trấn này nằm sát một đoạn sông Amazon chảy qua.
Sáng hôm đó, cô Louis và bạn mình đã dậy sớm để đi bộ xuyên qua một cánh rừng của Amazon. Họ đi chung với một nhóm du khách và có hướng dẫn viên du lịch đi cùng.
Cả nhóm đã dừng lại ở một đoạn sông Amazon. Họ thấy những đứa trẻ địa phương đang chơi đùa với những con cá heo hồng dưới sông nên đã tham gia. Cá heo hồng là loại cá heo nước ngọt ở sông Amazon, đặc trưng với lớp da màu hồng.
Khi một đứa trẻ cố ôm một con cá heo lên khỏi mặt nước, bầy cá heo bắt đầu trở nên hung dữ. Hướng dẫn viên yêu cầu khách du lịch rời khỏi mặt nước và trở lại thuyền. Cô Claire đã làm theo. Tuy nhiên, vài phút sau, cô vô tình làm rơi chai nước xuống sông nên đã lội xuống lấy. Ngay lập tức, một con cá heo đã bơi đến cắn vào mu bàn chân phải của cô.
Cô Claire gào lên kêu cứu. Những người trên thuyền cố kéo cô lên. Sau khoảng 20 giây, con cá heo nhả chân cô Claire ra. Lúc này, một mảng lớn mu bàn chân cô đã bị cắn suýt đứt lìa, lộ ra cả gân và xương, máu chảy rất nhiều.
Cô được sơ cứu để cầm máu, sau đó đưa đến một bệnh viện địa phương để khâu 32 mũi và được chuyển đến một bệnh viện lớn hơn ở thị trấn Rurrenabaque (Bolivia).
Tuy nhiên, vết thương đã bị nhiễm trùng và cô được chuyển đến Bệnh viện Cemes ở thủ đô La Paz (Bolivia). Tại đây, cô được phẫu thuật để loại bỏ các mô chết và điều trị nhiễm trùng.
Khoảng 2 tuần sau, cô Claire được đưa trở về Anh và tiếp tục phẫu thuật để khắc phục nhiễm trùng. Các bác sĩ cũng lấy da từ háng để đắp vào phần da mu bàn chân đã bị hoại tử, theo The Independent.
Hiện tại, giai đoạn điều trị khó khăn nhất đã qua. Cô Claire vẫn đang trong quá trình phục hồi và chưa biết vết thương có ảnh hưởng đến vận động hay không.
Những mặt tối về loài cá thông minh nhất thế giới
Theo quan niệm cũ thì các động vật dưới nước được gọi là động vật thứ sinh. Giải thích điều này, người ta cho rằng nguồn gốc của sự sống xuất phát từ nước, sau đó một số động vật dưới nước tiến hóa dần rồi sống trên cạn, qua hàng triệu năm, một số động vật lại thích nghi lại với môi trường nước rồi dần trở lại thành các loài cá như: chó biển, sư tử biển, cá voi,…
Nhưng người ta không tìm được loài trung gian của cá heo, nói cách khác là tổ tiên của cá heo. Cá heo là loài động vật có vú, cấu tạo răng miệng cùng với khả năng mớm mồi cho con khiến ta liên tưởng đến loài thú ăn thịt nào đó, trong khi các đặc điểm cấu tạo của mắt, dạ dày lại cho phép khẳng định sự liên quan của cá heo đến loài guốc chẵn,…
Học thuyết tiến hóa bất lực trong việc giải thích nguồn gốc của cá heo, do vậy nguồn gốc của cá heo vẫn là điều bí ẩn.
Richard Connor thuộc trường ĐH Massachusetts cho biết: "Chúng có thể rất thông minh, nhưng cũng giống như con người, chúng có thể rất độc ác và nham hiểm". Đặc biệt khi đến mùa giao phối, cá heo lộ nguyên hình là những động vật có tập tính giao hợp khá kì lạ, thậm chí có phần dã man và không kém phần ghê rợn.
Vào thập niên 1980, Connor và các cộng sự là những người đầu tiên đưa ra những tài liệu về tập tính "chăn" con cái để giao phối một cách đầy hung tợn.
Tập tính lập bầy để giao phối bắt đầu khi 2 hoặc 3 con đực vây bắt một con cái bằng cách đuổi theo nó. "Có trường hợp cuộc rượt đuổi kéo dài 85 phút và chúng bơi tận 7km!" - Connor cho biết. Tuy nhiên, chúng chỉ là một phần nhỏ của một "siêu liên minh" với số lượng có thể lên đến 14 con đực.
Khi con cái đã kiệt sức, các con đực xông vào chúng một cách kích động và thô bạo, tấn công đuôi, đầu, cắn chúng và tông thẳng vào cơ thể con cái. Đáng buồn là quá trình giao phối ác mộng này có thể kéo dài đến vài tuần và một con cá heo cái có thể bị như vậy nhiều lần trong một mùa sinh sản.
Không chỉ có vậy, cá heo đực còn có một tập tính ghê rợn khác, đó là thảm sát cá heo con.
Trong những năm 1996 và 1997, 37 xác chết của những chú cá heo mũi chai con đã dạt vào bờ biển ở Virginia. Tất cả đều chịu những thương tích nặng nề ở ngực và ở đầu, nhiều con bị gãy xương sườn, rách phối và giập mô.
Có rất nhiều bằng chứng cho rằng những con cá heo trưởng thành là nguyên nhân của những cái chết ở con non. Ví dụ như, một trong những nhà nghiên cứu về cá heo đã thấy "tập tính tung hứng con non lên trên mặt biển gần bờ ở bãi biển Virginia".
Đơn giản, chúng không quan tâm đâu là con mình nên những con cá heo đực coi việc tung hứng giết hại cá heo con hệt như một môn thể thao và trò đùa giải trí trong lúc rảnh rỗi.
Một thời gian dài, việc giết chết cá con là một bí ẩn với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng tập tính thảm sát cá heo con không đơn thuần chỉ là để cạnh tranh mà còn mang ý nghĩa sâu xa và tàn ác hơn nhiều. Những địa điểm phát hiện xác những cá heo con đề cập phía trên cho thấy, cá heo đực đã cố gắng dùng nước "phi tang" những vết thương do chúng gây ra như dấu răng trên cơ thể cá con. Bạn muốn biết tại sao cá heo đực giết con của chúng? Đó là để cá mẹ mất đi mối quan tâm duy nhất của nó và quay trở lại mùa sinh sản.
Những loài vật trông kinh dị nhưng lại là 'tinh tuý ẩm thực' ở Việt Nam, quê hương H'Hen Niê cũng có 1 mónĐăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất