08/01/2012 22:01 GMT+7 | Thế giới
Bác sĩ gây mê hồi sức Đào Thị Mỹ Vân cho biết thêm ngày 6-1, các y bác sĩ có hơi lo một chút vì anh Hải sốt mấy lần, có lúc sốt cao đến 39 độ. Thế nhưng cả ngày hôm nay anh không còn sốt, tình trạng đau đớn đã giảm nhiều và kiểm soát tốt.
Anh Hải và bác sĩ Mỹ Vân cùng cười rạng ngời hạnh phúc tối 7-1. Ảnh: L.TH.H..
Êkip mổ gồm ông McKay McKinnon là phẫu thuật viên chính và hơn 20 chuyên gia đầu ngành, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau gần sáu giờ phẫu thuật, ông McKay McKinnon đã kết thúc ca mổ và được đánh giá là thành công bước đầu.
Đây là một bệnh nhân rất đặc biệt vì ngay cả chuyên gia người Mỹ đã trải qua hàng chục năm phẫu thuật và nhiều chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chưa từng gặp một bệnh nhân nào có nhiều khối u như thế.
Trên người cô gái nổi rất nhiều khối u, cái nhỏ như hạt mè, phần lớn mọc chi chít như những hạt bắp và khối u to nhất bằng một nắm tay.Do kinh tế rất khó khăn nên từ đó gia đình không đưa Sa Ly đến bệnh viện nào chữa trị nữa. 15 năm qua, thế giới của Sa Ly chỉ là một góc giường và trừ những người thân trong gia đình, không một ai dám nhìn con gái bà.
Báo chí nước ngoài quan tâm đặc biệt đến ca mổ Ít nhất 215 tin bài của hơn 50 đơn vị truyền thông từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Úc, châu Phi đã đưa thông tin về ca mổ đặc biệt của anh Nguyễn Duy Hải. Các trang mạng lớn như The Sun, CNN, CBS, BBC... đều có thông tin và hình ảnh về ca mổ. Tờ Daily Mail của Anh giật tít “Thành công!” đồng thời tường thuật chi tiết cuộc chiến cam go của các bác sĩ để giải phóng anh Hải khỏi khối u nặng hơn 80kg. Nhiều phản hồi của bạn đọc thế giới cũng chia sẻ với “phép mầu” đã đến với anh Hải. “Hi vọng anh Hải bình phục hoàn toàn và sống trọn vẹn” - một độc giả ở Tennessee (Mỹ) viết. Tuy nhiên báo chí nước ngoài cũng nhận định việc hồi phục của anh Hải là một chặng đường khó khăn không kém với các cuộc hậu phẫu và nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Trước đây, một nữ bệnh nhân ở Michigan (Mỹ) có khối bướu lớn tương đương anh Hải cũng được bác sĩ McKinnon phẫu thuật năm 1999, phải nằm viện thêm sáu tuần và trị liệu vật lý một năm. Đạo diễn người Mỹ Andrew Nock: Hải là tấm gương lớn về cuộc sống Đồng hành trong hành trình đầy cảm xúc của Duy Hải, ngoài bác sĩ McKay McKinnon cùng tổ chức từ thiện The Tree of Life còn có một nhóm người nước ngoài khác là đoàn làm phim của Hãng Morningstar Entertainment (Hoa Kỳ). Morningstar dự định sản xuất một bộ phim tài liệu dài một giờ cho hệ thống truyền hình Discovery Network về ca phẫu thuật cho anh Hải của bác sĩ McKinnon, cũng như hai ca mổ khác cho bệnh nhân người Việt Nam là Sa Ly và Mỹ Dung. Hơn mười năm qua, hãng truyền hình có trụ sở tại California này đã sản xuất nhiều bộ phim tài liệu y tế ghi lại những ca phẫu thuật khối u thành công trên khắp thế giới của bác sĩ McKinnon. Điển hình là trường hợp của chị Lucica Bunghez với khối u nặng 70kg ở Romania năm 2004. Chính nhờ một trong những tập phim này mà chị Nguyễn Thị Minh Châu (40 tuổi, chị gái của anh Hải, hiện định cư ở Florida, Mỹ) đã tìm đến bác sĩ McKinnon để nhờ ông cứu em trai mình - đạo diễn và là nhà sản xuất Andrew Nock cho biết. Từ tháng 11-2009, đoàn làm phim gồm ba thành viên người Mỹ cùng hai điều phối viên Việt Nam đã có mặt tại Đà Lạt và ghi lại hành trình nhiều sóng gió của Duy Hải từ đây cho đến ngày anh được phẫu thuật tại Bệnh viện FV ngày 5-1. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Andrew Nock nói thời điểm tồi tệ nhất của cả đoàn là khi nghe tin một bệnh viện từ chối nhận mổ cho Hải: “Chúng tôi đau buồn khi khát khao được sống của Hải và gia đình bị khước từ như vậy”. Không đành lòng nhìn mẹ con Hải lầm lũi quay về Đà Lạt, Morningstar đã tìm và trả tiền thuê căn nhà cho anh Hải ở quận 2, TP.HCM từ tháng 12 đến đầu tháng 2. “Dù vào thời điểm đó chúng tôi thật tình không biết sẽ có bệnh viện nào chịu tiếp nhận Hải hay không và mẹ con họ sẽ phải chờ đợi đến khi nào” - ông Andrew Nock nói. Thời gian này, Morningstar cũng giúp chị gái Hải gây quỹ giúp em trai và sát cánh cùng với bác sĩ McKinnon tìm một lối ra cho Hải. “Đam mê lớn nhất của chúng tôi là những bộ phim tài liệu y tế có sức lay động lớn, để nhiều khán giả biết đến và chung tay giúp đỡ những trường hợp như Hải... Chúng tôi không thể mặc kệ họ như vậy được” - ông Andrew Nock tâm sự. Ông nhận xét anh Hải là một tấm gương lớn về cuộc sống mà anh và các đồng nghiệp đều cảm phục: “Anh ấy luôn cười, luôn lạc quan và tếu táo ngay cả trong những giờ phút cực kỳ khó khăn”. Đối với cả đoàn, thách thức lớn nhất khi quay tại Việt Nam là “theo kịp” bác sĩ McKinnon khi ông liên tiếp thăm khám bệnh nhân và thực hiện những ca đại phẫu kéo dài hàng chục giờ. “Ông có sức làm việc phi thường, không biết mệt mỏi và tinh thần hết lòng tận tụy vì bệnh nhân”. Nói về công việc của mình, ông Andrew bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn độc giả sẽ xem phim và nhận ra họ đang rất may mắn”. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất