13/01/2023 11:32 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Mật ong pha với nước ấm là cách làm đơn giản nhất, đem lại hiệu quả tốt. Nhưng nếu như bạn biết cách kết hợp chúng cùng những nguyên liệu sau đây thì hiệu quả còn được tăng lên gấp bội.
Hầu như gia đình nào cũng có sẵn một lọ mật ong trong nhà. Nó không chỉ là một loại gia vị ngon mà còn là một loại “thuốc bổ” tự nhiên. Người bị ho ăn một chút sẽ giúp giảm ho, nâng cao khả năng miễn dịch. Người mất ngủ lâu ngày có thể làm dịu thần kinh, dễ ngủ hơn.
Trong y thư cổ truyền Trung Hoa “Thần Nông Dược Liệu” đã ghi chép từ rất sớm về mật ong, món này được liệt vào hàng thượng phẩm có lợi cho con người. Được cho rằng có thể “khử ngũ tạng hư nhược, bổ khí dưỡng trung, giảm đau giải độc, trừ bách bệnh”.
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Việt Nam) cho hay: Trong Đông y mật ong có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, bổ hư tổn, thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng, uống lâu dài làm sáng tai mắt, yên ngũ tạng, kiện toàn sức khỏe, chống lão hóa…
Mật ong pha với nước ấm là cách làm đơn giản nhất, đem lại hiệu quả tốt. Nhưng nếu như bạn biết cách kết hợp chúng cùng những nguyên liệu sau đây thì hiệu quả còn được tăng lên gấp bội.
1. Mật ong + củ cải trắng: Trị ho
Cách làm: Củ cải trắng cắt thành miếng, đem đi hầm nhừ thành canh. Nấu chín để nguội, cho mật ong vào dùng cùng.
Sự kết hợp giữa mật ong và củ cải có thể được coi là một sự kết hợp mạnh mẽ, thứ nhất có thể giảm ho và làm ẩm phổi, thường được dùng để giảm đau họng và ho, thứ hai có thể điều hòa khí, giảm đờm.
Đối với người chức năng phổi suy yếu, thường xuyên khó thở, khô họng, khô miệng, toàn thân mệt mỏi, uống nước củ cải trắng và mật ong ngày 3 lần, thường là 2 đến 3 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
2. Mật ong + cam thảo: Bảo vệ dạ dày
Cách làm: Cho 10g cam thảo vào cốc, hãm với nước sôi, sau 10 phút cho khoảng 20g mật ong vào, khuấy đều. Nên uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng, ngày uống 3 lần.
Cam thảo tính bình, vị ngọt. Cam thảo kết hợp với mật ong có thể thúc đẩy quá trình lành vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn. Đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm teo dạ dày mãn tính, như một đơn thuốc điều hòa hàng ngày.
3. Mật ong + hoa cúc: Giải độc nội tạng
Chuẩn bị 10g hoa cúc khô, 30ml mật ong. Cho hoa cúc khô vào ly, tráng với nước ấm. Rồi cho tiếp nước sôi, đậy nắp để 3 phút cho trà ngấm. Khi dùng cho thêm mật ong vào trà.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho hay, trà mật ong hoa cúc là loại thức uống lành tính nên người già, người trẻ hay thậm chí phụ nữ có thai có thể sử dụng được.
Đặc tính chống co thắt của hoa cúc, cùng với tác dụng chống viêm hữu ích của mật ong có thể kiểm soát các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu và co thắt dạ dày. Đồng thời có thể loại bỏ vi khuẩn hoặc vi trùng có hại có trong ruột. Từ đó làm giảm các triệu chứng như kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày.
Trong mật ong cũng có chứa hàm lượng glucozo rất cao, tạo điều kiện cho những trao đổi diễn ra trong tế bào các mô, bởi vậy, nó có tác dụng cực tốt đối với việc giải độc gan. Nếu bạn uống một cốc mật ong trước khi ngủ tốt cho hoạt động của gan suốt cả đêm.
4. Mật ong + giấm táo: Bổ thận
Theo PGS.TS Lê Văn Định (Chuyên viên cao cấp về y học cổ truyền), còn tùy vào từng loại bệnh mà chúng ta có thể kết hợp mật ong với giấm táo hợp lý. Cách bổ thận từ mật ong, giấm táo như sau: Pha 2 muỗng nhỏ giấm táo, 2 muỗng mật ong pha với 1 ly nước, uống thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng giảm đau bàng quang, tốt cho thận.
Với những người khỏe mạnh, việc dùng giấm táo pha mật ong vào nước uống hàng ngày cũng sẽ giúp khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất