10/09/2020 15:15 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Lượng khí carbon dioxide phát thải ra không khí trong thời kỳ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 giảm mạnh là thực tế đã được ghi nhận do nhiều hoạt động sản xuất và đi lại của con người bị ngưng trệ. Trước thực tế này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres hối thúc các nước xem đây là một cơ hội cần tận dụng để đưa thế giới phát triển theo hướng bền vững.
Phát biểu ngày 9/9 trong cuộc họp báo chung tại trụ sở New York với Giám đốc Tổ chức Khí tượng thế giới, người đứng đầu LHQ khẳng định thế giới vẫn còn cách xa mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí, theo đó kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Ông cảnh báo nếu tình hình vẫn duy trì như hiện tại, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng từ 3 đến 5 độ C. Do vậy, các nước không còn thời gian để trì hoãn các hành động quyết liệt. Ông nhấn mạnh hành động thực tế chống biến khí hậu là giải pháp duy nhất để bảo vệ Trái Đất cho thế hệ hiện tại và tương lai.
Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực cùng ứng phó với đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu, TTK Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo quan tâm tới tình hình thực tế đáng báo động hiện nay của Trái Đất và hành động khẩn cấp chống biến đổi khí hậu. Cụ thể, ông kêu gọi chính phủ các nước chuẩn bị các kế hoạch chống biến đổi khí hậu mới trước khi diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ năm 2021. Ông nhấn mạnh: "Đây là cách chúng ta xây dựng một tương lai an toàn hơn và bền vững hơn".
TTK Gutteres nêu ra các hướng hành động cần thiết để thúc đẩy sự phục hồi, đó là tạo ra việc làm và đổi mới hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường; tạo việc làm xanh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại các lĩnh vực được chính phủ giải cứu; tăng cường chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và tăng cường khả năng tự vệ; tăng chi ngân sách cho đầu tư cho các dự án hỗ trợ môi trường và khí hậu. Các hình thức hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch cần phải chấm dứt và người gây ô nhiễm phải trả phí....
Theo báo cáo của LHQ, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2020. Theo các nhà khoa học, lượng khí tải này tương đương lượng khí thải được ghi nhận trong giai đoạn cách đây khoảng từ 2,6 đến 5,3 triệu năm - thời điểm mực nước biển cao hơn hiện nay tới 20 m và có cây ở Nam Cực.
Lan Phương - TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất