(TT&VH) - Nhắc đến nhạc sĩ Trần Đức nhiều thế hệ học sinh thường nhớ ngay đến những ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng qua bài hát Mơ ước ngày mai: Em mang trên vai mầu khăn tươi thắm/Bao niềm mơ ước tươi sáng ngày mai/Ngọn cờ trao tay, theo Đoàn em tiến bước/Thành người chiến sỹ cho ngày hôm nay/Thành người chiến sỹ xây cuộc đời trong tương lai. Nhưng có lẽ nhiều học sinh nhớ đến ông hơn cả là qua ca khúc Khi tóc thầy bạc: “Khi tóc thầy bạc/Tóc em vẫn còn xanh/Khi tóc thầy bạc trắng/Chúng em đã khôn lớn rồi…” Ông viết bài hát này là để tri ân người thầy giáo cũ của mình.
Từ ấn tượng sâu sắc về thầy giáo dạy văn
Nhạc sĩ Trần Đức sinh năm 1937 tại Vị Xuyên, Nam Định, Ngày còn nhỏ, ông theo gia đình sơ tán vào Thị xã Thanh Hóa. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, gia đình tiếp tục chuyển vào Nông Cống, cách Thị xã Thanh Hóa gần 20km. Đây là nơi được ông xem như quê hương thứ hai và là nơi tuổi thơ của ông trôi đi trong mối tình cảm bạn bè một thời đánh bi, đánh đáo, chơi khăng, đi tát vũng, tát vụng bắt cá bắt tôm.
Ông kể: “Thời ở Nông Cống, tôi được học với một người thầy giỏi, tên là Nguyễn Đức Ninh. Không chỉ giỏi về kiến thức mà thầy Ninh còn rất giỏi về tầm định hướng cho học sinh. Một lần, thầy Ninh ngồi uống trà với mẹ tôi có nói: Bác cố gắng nuôi nấng cho cháu thành người, sau này lớn lên cháu phát triển khả năng của bản thân mình, tôi nghĩ cháu sẽ thành một văn nhân, giúp ích cho đời. Hôm ấy, tôi quạt nước hầu trà hai cụ nên nghe trọn câu chuyện giữa thầy và mẹ nên đến bây giờ còn nhớ mãi câu của thầy nói với mẹ.
Nhạc sĩ Trần Đức và cháu ngoại
Thời tôi học, người ta chưa gọi là Tập làm văn mà là Luận. Tôi học văn, nói cho nó khiêm nhường vào loại khá. Những bài luận của tôi thường được thầy giáo Ninh đọc trước lớp, khen ngữ nghĩa trong sáng và nhiều tứ. Học văn và dạy văn trước kia đem ra so với ngày nay thì không thể so được và tôi cũng không dám luận bàn với các thầy giáo đương đại về môn văn họ đang giảng dạy. Nhưng, “văn” là “người”. Dạy văn là dạy người. Con người như thế nào thì nó sẽ thể hiện qua câu chữ, văn chương như thế. Thầy giáo của tôi, trong 50 học sinh, thầy đều nắm được tính cách, năng lực,tâm lý của từng trò qua những bài luận của chính các em. Ai có thể phát triển về con đường văn chương, chữ nghĩa thầy đọc luận sẽ biết. Ai mà thầy thấy văn chương sau này sẽ không thuận cho cuộc đời họ thầy cũng sẽ khuyên nhủ và định hướng cụ thể. Cho nên, tôi không dám so thầy giáo của tôi với thầy giáo bây giờ nhưng thầy giáo thời tôi được học khó mà tìm được, ít nhất là trong quãng đời làm học sinh của tôi.
Viết bài hát tri ân thầy
Những năm 90 của thế kỷ trước, trong một chuyến công tác về Thanh Hóa, nhạc sĩ Trần Đức có trở về Nông Cống tìm thầy Ninh. Ông xúc động: Gặp được thầy, một hình ảnh làm tôi rất xúc động đó là tóc thầy đã bạc trắng. Ngày tôi học với thầy, tôi chỉ cao đến ngang vai thầy nhưng trong lần gặp gỡ ấy, đứng so với tôi thầy chỉ cao ngang vai tôi. Năm 1994, trong cuộc vận động viết về người giáo viên nhân dân, tất cả những hình ảnh lần gặp gỡ thầy Ninh lại sống dậy trong tôi và tôi đã viết Khi tóc thầy bạc:
Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh Khi
tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi Thời gian trôi nhanh mau
Cầu Kiều thầy đưa qua sông Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường Một
con đò sang ngang Ôi lòng thấy mênh mang Cho em biết yêu cánh cò trong
câu ca dao Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan và
cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng Bài học làm người
em vẫn nhớ ghi Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy
Năm 1999, báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ VN, Ban Khoa học Giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói VN tổ chức cuộc bình chọn “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20” thì nhạc sĩ Trần Đức có 2 bài Khi tóc thầy bạc và Mơ ước ngày mai.
Nhạc sĩ, NSƯT Trần Đức xúc động: Sau khi ca khúc được bình chọn, tôi đã mang thành tích này về lại Nông Cống. Đến cầu Quan, tôi dừng lại, đặt bài hát lên án thư, thắp ba nén nhang “báo cáo” với thầy. Trong tâm khảm tôi, tôi luôn nhớ và biết ơn những gì thầy Ninh đã định hướng, dạy dỗ tôi nên người. Tôi cũng mong rằng, thế hệ ngày hôm nay cần phải hiểu sâu sắc về người thầy, biết ơn những người thầy vì như các cụ đã nói Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), Vạn thế sư biểu (Người thầy của muôn đời). Các thế hệ học sinh, sau khi trưởng thành, quyền cao, chức trọng, làm nên ông này, bà nọ đi chăng nữa thì nên nhớ lấy công ơn người đã gieo hạt mầm trí tuệ đầu tiên cho mình.
Kỳ sau (Chủ nhật 5/3): “Cha đẻ” của “Những bông hoa nhỏ”
Hơn 130 sinh viên quốc tế trên khắp nước Mỹ đã tham gia một vụ kiện liên bang cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump hủy bỏ thị thực của họ một cách bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho tình trạng pháp lý của họ tại nước này.
IU đã khiến trái tim người hâm mộ rung động khi thẳng thắn chia sẻ quan điểm về tình yêu và hôn nhân, khẳng định chỉ một tình yêu sâu sắc như trong bộ phim Netflix - Khi cuộc đời cho bạn quả quýt - mới khiến cô nghĩ đến chuyện trăm năm.
Tin nóng thể thao sáng 18/4: VTV Bình Điền Long An quyết tâm tạo dấu ấn tại cúp châu Á; Cờ vua Việt Nam hướng đến World Cup; Onana gây tranh cãi vì ăn mừng khiêu khích CĐV Lyon
Họ là hai ngôi sao tấn công lớn nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại. Bích Tuyền (sinh năm 2000) trẻ và sung sức hơn Thanh Thúy (1997) nhưng không phải cứ trẻ khỏe hơn là chắc chắn sẽ thành công hơn.
Cúp điền kinh Tốc độ Thống Nhất 2025 khép lại chiều 17/4 trên sân vận động Quận 8 (TP.HCM), đánh dấu hai ngày tranh tài sôi động với gần 495 VĐV đến từ 38 tỉnh, thành, ngành tham dự. Chủ nhà TP.HCM đã xếp sau Công an nhân dân ở bảng xếp hạng toàn đoàn.
Khi trận lượt về tứ kết Champions League với Bayern Munich khép lại, hơn 7 vạn cổ động viên Inter trên sân San Siro bắt đầu hát “Pazza Inter, amala” (Inter điên rồ, hãy yêu họ), một bài hát nổi tiếng và được yêu thích bậc nhất trong giới hâm mộ đội áo sọc xanh-đen.
Đền Nezu gần 1.900 năm tuổi ở quận Bunkyo, thủ đô Tokyo (Nhật Bản) nổi tiếng với Lễ hội hoa đỗ quyên - một trong các lễ hội hoa mùa Xuân được đón chờ nhất trong năm ở Nhật Bản.
Như TT&VH đã đưa tin, lấy cảm hứng từ sử thi Dam Săn (hay Đăm San, Đăm Săn) và từ nguồn mạch văn hóa đậm đà bản sắc Tây Nguyên, nhà biên kịch Hồng Hoa cùng nhạc sĩ Nguyễn Cường đã thổi một luồng gió đương đại vào huyền thoại, mang đến một trải nghiệm nghệ thuật đa giác quan đầy ấn tượng qua vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn", diễn ra cuối tuần qua tại Nhà hát kịch Hà Nội (42 Tràng Tiền).
"Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival – AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.
U17 Hàn Quốc đã trải qua một trong những trận thua cay đắng nhất lịch sử khi bị gỡ hòa ở phút 90+9 và gục ngã trên chấm luân lưu trước U17 Saudi Arabia tại bán kết U17 châu Á 2025. Trong khi đó U17 Uzbekistan thắng thuyết phục Triều Tiên để vào chung kết.
MU đã có một hiệp 2 siêu tệ trước Lyon. Họ dẫn 2 bàn và thậm chí chơi hơn người nhưng vẫn bị Lyon khiến cho toát mồ hôi hột. Từ tận cùng sự thất vọng, họ ngược dòng thắng nghẹt thở để giành vé vào bán kết Europa League.
Hai ngày tranh tài của Cúp Tốc độ 2025 tại sân vận động Trung tâm Văn hóa - Thể thao Quận 8 (TP.HCM) đã chứng kiến loạt màn thể hiện ấn tượng, những cú nước rút căng thẳng và sự trở lại đầy cảm xúc của nhiều gương mặt quen thuộc.
Nam Định, đội đang dẫn đầu bảng xếp hạng, có thể sẽ đẩy SHB Đà Nẵng vào “cửa tử” nếu giành chiến thắng ở vòng này. Cuộc đọ sức rất chênh lệch giữa đội dẫn đầu và đội cuối bảng nhiều khả năng sẽ tạo ra bước ngoặt tại V-League 2024/25.
Chelsea đã giành quyền vào bán kết Europa Conference League dù để thua thất vọng 1-2 trước Legia Warsaw ngay tại Stamford Bridge trong trận lượt về vòng tứ kết.
Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 18/4/2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết các lịch thi đấu bóng chuyền trong và ngoài nước diễn ra ngày hôm nay.