Lăng Khải Định - kiến trúc lăng tẩm độc đáo bậc nhất thời Nguyễn
Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là lăng của Hoàng đế Khải Định, vị vua thứ 12 Triều Nguyễn, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (phường Thủy Bằng, thành phố Huế).
Theo tư liệu lịch sử, Ứng Lăng được chính vua Khải Định chọn đất và cho khởi công xây dựng từ năm 1920; sau khi vua băng hà, được an táng vào năm 1925, quá trình xây dựng kéo dài đến năm 1931 mới hoàn thành. Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất với những đường nét trang trí tinh xảo và được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt đến đỉnh cao trong kỹ thuật, mỹ thuật ghép sành, sứ.

Toàn cảnh Lăng Khải Định ở phường Thủy Bằng, thành phố Huế

Lăng Khải Định đẹp nổi bật với 127 bậc thang kéo dài từ ngoài phần cổng lăng đến khu lăng tẩm chính

Kiến trúc trong quần thể Lăng khải Định nổi bật với lối kiến trúc uy nghiêm, bề thế



Lăng Khải Định là một trong những công trình nghệ thuật và kiến trúc có giá trị làm phong phú, đa dạng hóa quần thể lăng mộ hoàng gia ở Huế


Cung Thiên Định nằm ở tầng 5, cao nhất trong quần thể lăng

Tượng đá được tạc theo tỷ lệ 1:1 như người thật

Tượng vua Khải Định bằng đồng mạ vàng, ngồi trên ngai vàng được đúc theo tỷ lệ 1:1 tại Pháp năm 1922

Những đường nét trang trí tinh xảo và được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt đến đỉnh cao trong kỹ thuật, mỹ thuật ghép sành, sứ

Họa tiết trang trí trên các cột được ghép từ các mảnh sành, sứ theo chủ đề Xuân, Hạ, Thu, Đông