30/04/2017 08:58 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) – Chất đầy rượu whisky và sữa cho trẻ nhỏ, chuyến tàu chở hàng đầu tiên nối thẳng từ Trung Quốc tới Anh đã tới ga thành phố Yiwu, miền đông Trung Quốc hôm thứ Bảy sau chặng đường dài 12.000km, trở thành tuyến đường sắt dài thứ hai trên thế giới.
Cuộc hành trình là những nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác thương mại với tây Âu dọc theo “con đường tơ lụa” hiện đại.
“Chuyến tàu tới Yiwu vào khoảng 9h30 sáng thứ Bảy”, Công ty Công nghiệp Yiwu Tianmeng nói với AFP.
Quốc gia thương mại hàng đầu thế giới đã tung chiến dịch “Một vành đai, một con đường” vào năm 2013 và từ đó tới nay, đã đổ hàng triệu USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng để liên kết với các khu vực khác.
Đoàn tàu – cũng mang theo cả dược phẩm và máy móc – khởi hành từ London hôm 10/4 và đi qua Pháp, Bỉ, Đức, Ba Lan, Belarus, Nga và Kazakhstan trong chuyến hành trình dài 20 ngày trước khi tới ga Yiwu ở phía đông tỉnh Chiết Giang, một đầu mối hàng hóa tiêu dùng lớn ở Trung Quốc.
Tuyến đường sắt này dài hơn tuyến Trans-Siberian nổi tiếng của Nga nhưng vẫn ngắn hơn tuyến dài kỷ lục Trung Quốc-Madrid khoảng 1.000km.
London là thành phố thứ 15 có liên kết với mạng lưới vận tải do Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc cung cấp. Phương thức vận chuyển mới này rẻ hơn so với vận chuyển hàng không và nhanh hơn so với đường thủy.
Chính quyền địa phương cho biết, tàu chở hàng dự kiến chỉ đi mất 18 ngày. Như thế, sẽ tới nhanh hơn so với tàu thủy khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, đoàn tàu - có tên là Gió Đông – chỉ vận chuyển được 88 container hàng, trong khi tàu chở hàng có thể mang theo 10.000 tới 20.000 container.
Không rõ chi phí cho dự án mạo hiểm này là bao nhiêu và một số chuyên gia tự hỏi liệu nó có kinh tế không.
“Vào thời điểm này, khó mà nói về tính kinh tế bởi lợi ích chỉ tới sau một thời gian dài”, Ông He Tianjie thuộc chuyên ngành kinh tế Oxford Hong Kong nhận định. “Tuy nhiên, tàu hỏa thuận lợi và linh động hơn. Nó có thể dừng ở nhiều điểm, cho phép lấy và dỡ hàng dọc đường. Vận chuyển đường sắt cũng ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Thế nên, tuyến đường sắt dài có thể sẽ đóng một vai trò nào đó trong tương lai”.
Trung Quốc hiện đã có tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa thường xuyên thẳng tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Tuyến này nối từ Trùng Khánh tới Duisburg, thị trấn sản xuất thép và là một trong những trung tâm thương mại và vận tải quan trong nhất ở Đức. Ngoài ra, còn có tuyến nối từ Bắc Kinh tới Hamburg, thành phố lớn thứ hai tại Đức.
Các quan chức Anh cho biết thủ tướng Anh Theresa May sẽ tới thăm Trung Quốc vào năm nay để bàn về các vấn đề như thắt chặt quan hệ thương mại trong bối cảnh Anh rời khỏi EU.
Tuy nhiên, theo bà Theresa Fallon, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nga, châu Âu và châu Á: “Thực tế thì không có gì mới ở đây. Vận chuyển đường sắt xuyên lục địa đã tồn tại hàng thế kỷ nay”.
Bà cho rằng việc ra mắt tuyến đường sắt mới là nỗ lực thể hiện Anh hậu Brexit đang có những lựa chọn thương mại khác ngoài các nước láng giềng.
Nhưng “chuyến tàu này sẽ chở tới Trung Quốc vớ Anh, rượu Scotch và soda – điều dường như không báo trước một kỷ nguyên mới tươi sáng trong quan hệ thương mại Trung-Anh”.
Khoảng 80% thương mại toàn cầu được vận chuyển qua đường biển vì vận chuyển đường sắt phải đối mặt với nhiều rào cản về mặt kỹ thuật cũng như quan liêu, tùy từng nước.
Đầu máy và các toa của Gió Đông phải thay đổi trên tuyến đường do các đường ray ở các nước Liên Xô cũ rộng hơn.
Một số hình ảnh khác của chuyến tàu Gió Đông này:
Giả Bình (Theo AFP)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất