Hà Nội là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, là trung tâm văn hóa lớn của cả nước với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng, phong phú.
Kỳ 1: Từ những tiềm năng vô tận của những biểu tượng văn hóa hà nội - Ảnh 1.

Hà Nội là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, là trung tâm văn hóa lớn của cả nước với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng, phong phú.

Những di sản văn hóa ấy là nguồn tài nguyên đặc biệt quý giá, là nguồn lực hàng đầu cho Hà Nội khai thác xây dựng, phát triển bền vững Thủ đô và là một trong những lợi thế so sánh để Thủ đô phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Kỳ 1: Từ những tiềm năng vô tận của những biểu tượng văn hóa hà nội - Ảnh 2.

Di sản văn hóa Hà Nội bao gồm 2 loại hình: Di sản vật thể và di sản phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là các di chỉ khảo cổ học, di tích kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Đại La, Thăng Long, các thành lũy, đồn bảo quân sự, các vùng chiến trường, các kiến trúc đền đài, cung điện, lầu gác, các di tích, di vật tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh như đình, chùa, đền, miếu, am, quán, các kiến trúc nhà cổ truyền ở đô thị và nông thôn, cùng các vật dụng truyền thống trong sản xuất và sinh hoạt; một số kiến trúc thời Pháp thuộc và các di tích cách mạng, kháng chiến.

Kỳ 1: Từ những tiềm năng vô tận của những biểu tượng văn hóa hà nội - Ảnh 3.

Trong số hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khái lược ở trên, ngoài Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được chọn là biểu trưng của Hà Nội còn có rất nhiều di sản đã trở thành biểu tượng của Thủ đô, tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước, là nguồn tài nguyên nhân văn giàu giá trị, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa riêng biệt của Thủ đô. Những biểu tượng như Hồ Gươm, Hoàng Thành – Thăng Long, Cột Cờ Hà Nội…, hay các làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc không chỉ là những di sản vật thể quý giá, mà còn ẩn chứa giá trị tinh thần sâu sắc. Chúng là những dấu ấn của lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến, mang đậm phong vị Hà Nội – thanh lịch, nhã nhặn nhưng cũng đầy tinh tế và sâu sắc.

Kỳ 1: Từ những tiềm năng vô tận của những biểu tượng văn hóa hà nội - Ảnh 4.

Hồ Gươm cũng là một biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Nói về tiềm năng và lợi thế của những biểu tượng văn hóa Hà Nội, PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đánh giá:

Kỳ 1: Từ những tiềm năng vô tận của những biểu tượng văn hóa hà nội - Ảnh 5.

“Tiềm năng của những biểu tượng ấy là vô tận. Chúng không chỉ gói gọn trong phạm vi di sản, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật, du lịch, giáo dục lịch sử. Chúng là những trang sách sống động mở ra những câu chuyện đầy cảm xúc về quá khứ vàng son, là nền tảng để Hà Nội tự hào đứng vững trước mọi thách thức của thời đại. Tôi tin, Hà Nội biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị đó, để biến những biểu tượng ấy thành những nguồn lực vô giá, nâng tầm vị thế Hà Nội trong mắt thế giới” – ông Sơn nói thêm.

Điều tuyệt vời nữa, cũng theo ông Bùi Hoài Sơn, khi đứng trước những di sản này, chúng ta không chỉ nhìn thấy quá khứ, mà còn cảm nhận được nhịp đập hiện tại và khát vọng tương lai. Hà Nội, với tất cả những biểu tượng văn hóa độc đáo của mình, sẽ mãi là trung tâm văn hóa, là nguồn cảm hứng, là niềm tự hào không chỉ của người Hà Nội mà của cả dân tộc Việt Nam.

Kỳ 1: Từ những tiềm năng vô tận của những biểu tượng văn hóa hà nội - Ảnh 6.

Nhiều năm qua, Hà Nội đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát huy giá trị các biểu tượng văn hóa để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của mình không chỉ trong vùng đồng bằng sông Hồng mà còn trong sự phát triển của cả nước. Việc khai thác hiệu quả các di sản văn hóa như Hồ Gươm, Hoàng Thành – Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám…, và các làng nghề truyền thống đã tạo nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, và thiết kế sáng tạo.

Kỳ 1: Từ những tiềm năng vô tận của những biểu tượng văn hóa hà nội - Ảnh 7.

Khuê Văn Các – một biểu tượng văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn, việc Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, hay việc tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, và đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2025 cho thấy Thành phố đã chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ và thiết kế. Các làng nghề truyền thống không chỉ giữ được tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn có cơ hội vươn xa, tạo giá trị kinh tế thông qua việc kết hợp với xu hướng thiết kế hiện đại và sáng tạo.

“Theo tôi đánh giá, Hà Nội đã và đang đi đúng hướng trong việc phát huy giá trị các biểu tượng văn hóa để tạo ra nguồn lực kinh tế bền vững, khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Việc kết hợp giữa bảo tồn văn hóa và đổi mới sáng tạo không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế mà còn giúp duy trì và phát huy bản sắc văn hóa của Thủ đô trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.” - PGS-TS Bùi Hoài Sơn kết luận.

 Huy Thông – Quỳnh Chi