Ít ai biết được hơn 10 năm nay, các thế hệ thợ làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, Nam Định đã nối tiếp nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác, đem một phần công sức nhỏ bé của mình góp sức xây dựng biết bao công trình nơi quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những người dân hiền lành, chất phác nơi đây đang ngày ngày lao động, góp từng viên gạch để giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Những người đầu tiên đi xây dựng đảo
Làng Bỉnh Di hiện có 3 xóm với khoảng 2.000 dân. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Vào thời gian nông nhàn, đàn ông trong làng thường tỏa đi khắp nơi làm thợ nề, thợ mộc vì đây là nghề có từ lâu đời của làng Bỉnh Di, còn phụ nữ thì ở nhà chăm sóc con cái và làm thêm nghề móc sợi làm hàng xuất khẩu.
Năm 1991, Thiếu tướng Hoàng Kiền khi đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn công binh 83 đã về làng vận động anh em trong làng ai biết xây, làm mộc giỏi và có đủ sức khoẻ, lý lịch tốt thì cùng nhau ra xây dựng quần đảo Trường Sa. Đây không chỉ là công việc lao động kiếm sống đơn thuần cho người dân trong làng mà nó còn là công việc có ý nghĩa rất lớn đối với quê hương, đất nước trong sự nghiệp giữ gìn chủ quyền biển đảo. Thấy được ý nghĩa lớn lao của công việc, ông Lê Văn Biền (sinh năm 1950), xóm 6 - một trong những người làng Bỉnh Di ra đảo đầu tiên đã tập hợp nhiều anh em trong làng ra xây dựng đảo.
Ông Biền tâm sự: "Thiếu tướng Hoàng Kiền là người gốc làng Bỉnh Di. Năm 1991, Thiếu tướng được giao nhiệm vụ xây dựng đảo Nam Yết (nằm ở phía nam cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa). Sau khi nói chuyện với Thiếu tướng Hoàng Kiền, tôi và anh Nguyễn Hoàn (xóm 5) đã về tập hợp anh em trong làng thành ba tổ; trong đó, tổ thợ nề có 7 người do tôi làm đội trưởng, tổ thợ mộc có hơn 10 người do ông Đỗ Phưởng (sinh năm 1952) ở xóm 6 làm đội trưởng và thêm tổ bốc vác, mạ sắt gồm khoảng 4 người do ông Đỗ Đoàn (xã Giao Tân) làm đội trưởng. Chúng tôi là những tổ ra xây dựng đảo đầu tiên. Khi đó, chúng tôi phải vận chuyển ra đảo từng hòn đá, từng bao xi măng, bao đá, bao cát, nguyên vật liệu ra kiến thiết xây dựng nhà ở, nhà chùa, tường bao, hầm hào, kè bờ ở ngoài đảo để người dân ra đó sinh sống, phục vụ quân sự và cũng là chỗ để người dân đánh bắt có chỗ trú chân nếu gặp mưa bão. Sau 3 tháng xây dựng xong, chúng tôi về". Ông Biền chia sẻ thêm, khi đó ngoài đảo chưa có người dân ở, chỉ có bộ đội sinh sống, mọi thứ rất khó khăn, nước ngọt phải tiết kiệm từng bát một và chia nhau từng xô nước để tắm giặt. Ăn uống chủ yếu là đồ khô, lương khô hoặc mì tôm.
Cầu cảng Trường Sa lớn. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Các thế hệ nối tiếp nhau xây đảo
Hiện trong làng, những người lớn tuổi không còn đủ sức khoẻ để ra xây đảo thì ở lại quê hương đi làm thợ nề, thợ mộc quanh vùng, còn lại phần lớn thanh niên trong làng đều theo các anh, các chú đi xây đảo. Xóm 6 là xóm có số lượng người đi xây dựng quần đảo Trường Sa đông nhất. Ngoài làng Bỉnh Di ra, các xã quanh vùng sau này cũng có nhiều người tham gia đi xây dựng đảo như xã Giao Phong, Giao Yến, Giao Tân, Giao Lâm...
Những người được chọn ra xây đảo thường ở độ tuổi từ 18 - 40 tuổi, có sức khoẻ tốt. Trước khi đi những người thợ làng đều được khám sức khoẻ đầy đủ, kiểm tra hồ sơ lý lịch nếu đủ điều kiện mới được đi. Tuy nhiên, không phải người thợ nào vượt qua được vòng kiểm tra sức khoẻ ở đất liền cũng có thể trụ vững và lao động được khi ở ngoài đảo. Có thể do thời tiết, do quá trình lênh đênh trên biển để tới đảo mà nhiều người thợ ra ngoài đảo không thích nghi được với thời tiết nên không thể lao động được. Những người thợ ấy phải chờ tàu quay trở lại đất liền và đổi thợ khác ra làm.
Ông Nguyễn Ngọc Phong, xóm trưởng xóm 6 cho biết, vì xây dựng ngoài đảo nên công việc cũng phải phụ thuộc vào con nước. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết nên một năm các tốp thợ thường đi vào 2 đợt là đầu năm từ tháng 1 âm lịch đến tháng 8, đợt hai từ tháng 10 âm lịch đến Tết. Trung bình những người thợ nề, thợ mộc trong làng đi khoảng từ 6 - 8 tháng khi hết việc hoặc thời tiết không thuận lợi lại về, có nhiều năm mọi người phải ăn tết ngoài đảo. Hiện nay, lao động trong làng tham gia xây dựng quần đảo Trường Sa được chia làm bốn đội; trong đó, xóm 6 có hai đội là đội 1 do ông Lương Thanh (sinh năm 1960) và ông Nguyễn Hoàn (sinh năm 1962) làm đội trưởng; đội 2 do ông Đỗ Hương (sinh năm 1972) và vợ là Nguyễn Cúc làm đội trưởng; đội 3 ở xóm 5 do ông Phan Bốn (sinh năm 1962) làm đội trưởng; đội 4 ở xóm 4 do ông Nguyễn Cần (sinh năm 1962) làm đội trưởng. Bốn đội có gần 200 người thợ, trung bình mỗi đội có trên dưới 50 người. Năm vừa rồi, toàn bộ đội do ông Phan Bốn làm đội trưởng với hơn 30 thợ đã làm việc và ăn tết luôn ngoài đảo.
Qua bao thế hệ thợ làng Bỉnh Di ra xây đảo, quà về từ Trường Sa bao giờ cũng chỉ là những vỏ ốc, vỏ ngao đủ kích cỡ là minh chứng cho những ngày tháng lao động không mệt mỏi của người dân nơi đây vì tình yêu quê hương, biển đảo đất nước. Với người làng Bỉnh Di đi xây đảo, lý do làm kinh tế chỉ là một phần mà quan trọng hơn của việc ra xây dựng đảo là vì Trường Sa là biển đảo của Tổ quốc. Chính vì vậy, góp một phần công sức nhỏ bé vào việc bảo vệ, kiến thiết đảo thêm vững mạnh, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng là việc làm cao cả và là trách nhiệm của mỗi người dân nói chung và của người dân làng Bỉnh Di nói riêng.
Trong một khoảnh khắc đầy cảm xúc ở độ cao hơn 100 km, Amanda Nguyễn – người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chạm đến không gian – đã gửi lời chào đầy tự hào đến Việt Nam, đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho cộng đồng người Việt toàn cầu.
TP.HCM tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa – thể thao đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tạo không khí sôi nổi, lan tỏa tinh thần sống khỏe, sống đẹp, sống vì cộng đồng đến đông đảo người dân và du khách.
Sáng 14/4/2025, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) và Bộ Giáo dục Đại học Cuba đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực xuất bản, in sách và phát triển văn hóa đọc.
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác của Trung Quốc, trong đó có 2 văn kiện là điều ước quốc tế cấp Chính phủ, 2 thỏa thuận về vốn ODA giữa Chính phủ hai nước và 3 thỏa thuận cấp bộ.
Premier League tiếp tục chứng tỏ danh tiếng là giải đấu "đốt tiền" hàng đầu thế giới, không chỉ trên thị trường chuyển nhượng mà còn trong khoản chi trả cho các đại diện cầu thủ.
Sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ tấm huy chương vàng bóng đá nam tại SEA Games, Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) đã quyết định tạm dừng giải VĐQG trong vòng một tháng.
Đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 1 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 2 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 15/4/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá Việt Nam, cúp C1, Bóng đá Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngày 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức mở cổng để thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi. Thời gian để thí sinh đăng ký thử đến hết ngày 18/4.
Ngày 14/4/2025, hậu vệ Vũ Văn Thanh đã khiến người hâm mộ xôn xao khi lần đầu tiên công khai ảnh tình tứ bên bạn gái Trần Bích Hạnh nhân dịp sinh nhật lần thứ 29 của mình. Đây là cột mốc đáng nhớ, đánh dấu lần đầu cặp đôi chính thức "khoe" khoảnh khắc chung khung hình trên mạng xã hội.
Andre Onana đang được các CLB giàu có tại Saudi Arabia đề nghị giải cứu khỏi MU, nhưng thủ môn này vẫn muốn ở lại để chiến đấu giành lại vị trí chính thức.