17/03/2013 08:01 GMT+7 | Trong nước
Ký ức của tiến sĩ Mowaffak al-Rubaie về thời điểm Saddam Hussein bị treo cổ vẫn còn nguyên.
Màn trình diễn cuối cùng
Cựu lãnh đạo Iraq đã tiến tới giá treo cổ khi miệng vẫn hô vang "đả đảo nước Mỹ". Rồi trước đông đảo những người tham gia hành quyết, Saddam chỉ tay vào thòng lọng trên cổ mình, mặt lộ ra sự hài lòng: "Các người thấy đấy, thứ này là dành cho những người đàn ông".
"Tôi phải thừa nhận rằng mình đã hoang mang" - Rubaie, người khi đó là cố vấn an ninh quốc gia nhớ lại - "Ông ấy nghĩ rằng vụ hành quyết như một màn kịch. Ông đang diễn trên sân khấu. Ông ấy đắm chìm trong di sản của mình, băn khoăn về việc người ta sẽ nhớ tới mình ra sao".
Hình ảnh của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein trong ngày ông bị hành quyết
Saddam liên tục hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ, thể hiện sự kiên cường không khuất phục, tới mức ông quên không đọc lời cầu khẩn cuối cùng của người Hồi giáo. Đao phủ đã phải nhắc nhở ông tới hai lần rằng phải nói câu: "Không có thượng đế nào ngoài Allah và Mohammed là người đưa tin của Ngài". Sau câu này, cánh cửa sập ở dưới được mở ra và Saddam rơi thẳng xuống dưới.
Tới nay Rubaie vẫn còn sốc vì cách Saddam thể hiện mình ở phút cuối đời. "Căn phòng đó đầy sự chết chóc, nhưng ông ấy không hề sợ hãi" - ông nói.
"Những sai lầm chiến lược"
Rubaie có những lý do cá nhân để tham gia cuộc hành quyết Saddam. Trong những năm 1970, khi Saddam mới là Phó Tổng thống nhưng đã điều hành Iraq, Rubaie đã bị tống giam tới 3 lần và bị tra tấn. Sau đó, ông trốn tới London vào năm 1979 và chỉ trở lại khi chính quyền Saddam sụp đổ vào năm 2003.
Khi sống lưu vong, Rubaie đã hỗ trợ cuộc chiến do Anh - Mỹ phát động. Không lâu sau đó, ông là thành viên Hội đồng điều hành Iraq do Mỹ chỉ định, trước khi làm cố vấn an ninh quốc gia dưới chính quyền hậu Saddam. Và từ chỗ từng là tù nhân của Saddam, cuối cùng ông lại trực tiếp chứng kiến cái chết của cựu Tổng thống.
Nhưng cái chết của Saddam không giúp thay đổi Iraq. Một thập kỷ sau cuộc xâm lược Iraq do Anh và Mỹ tiến hành nhằm lật đổ chính quyền của Saddam, Iraq vẫn đang phải vật lộn với những hậu quả.
Trong cuộc phỏng vấn với Telegraph, Rubaie, 65 tuổi, đã ủng hộ cuộc chiến Iraq. Nhưng ông nói rằng có nhiều "sai lầm chiến lược" đã mắc phải sau khi chính quyền Saddam sụp đổ. Ông nói rằng Anh và Mỹ đã biến cuộc xâm lược thành một cuộc chiếm đóng khi không lập tức bổ nhiệm chính quyền lâm thời của người Iraq. "Họ lẽ ra nên rời đi ngay khi chính quyền lâm thời được thành lập" - Rubaie nói.
Thực tế, Mỹ và Anh nói rằng họ muốn chuyển giao lại Iraq cho một chính quyền dân bầu. Điều này có nghĩa phải chờ có hiến pháp mới và một cuộc bầu cử đầu tiên vào năm 2005. Trong vòng 2 năm chờ đợi này, Iraq đã chứng kiến một màn tắm máu vì xung đột sắc tộc khủng khiếp mà tới nay hậu quả vẫn chưa dứt.
Iraq vẫn gánh hậu quả
Saddam liên tục hô vang các khẩu hiệu chống Mỹ, thể hiện sự kiên cường không khuất phục, tới mức ông quên không đọc lời cầu khẩn cuối cùng của người Hồi giáo. |
"Một phong bì có chứa một viên đạn bên trong đã được gửi tới cửa nhà tôi" - Jassim kể - "Bên trong là một lá thư nói rằng "cút ngay, đây không phải thị trấn của mày, hãy về chỗ dân của mày mà ở'". Ngày tiếp theo, Jassim vội vã cuốn gói đồ đạc, bỏ việc và bỏ nhà tới Baghdad cùng vợ và các con. "Tất cả những gia đình Shia đều đã rời Tikrit. Những ai không đi đều bị giết" - ông kể.
Nhưng ở Baghdad, Jassim lại chẳng tìm được việc gì lâu dài. Thay vì sống trong một gia đình trung lưu ở Tikrit như trước kia, gia đình giờ chen nhau vào sống trong một căn hộ đi thuê rẻ tiền tại khu Shia ở Baghdad. Bản thân thủ đô Iraq giờ cũng gần như bị chia đôi giữa hai dòng Hồi giáo.
Các quận nơi người Shia và người Sunni từng sống bên nhau nay đã bị bên này hoặc bên kia chiếm mất. Thời gian còn làm tài xế taxi để nuôi gia đình, Jassim cố gắng không lang thang tới khu của người Sunni, bởi nếu không anh sẽ mất mạng. Giờ đây cuộc sống của anh cũng chẳng khá hơn, vẫn là cảnh vất vưởng tạm bợ qua ngày.
Telegraph nói rằng có khoảng 1 triệu người ở Iraq đang giống như Jassim, bị mất chỗ ở vì xung đột nội bộ. Và Jassim hiện không có ý định trở lại Tikrit, bởi về đó, anh sẽ chỉ như một người xa lạ.
Ngày hôm nay, nhiều thành viên của người Sunni thiểu số ở Iraq vẫn đang nổi loạn chống lại chính quyền do người Shia điều hành, khiến bạo lực tăng lên. Kể từ khi lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq vào tháng 12/2011, số vụ tấn công khủng bố hằng tháng đã tăng tới 15%.
Tường Linh (Theo Telegraph)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất