Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng

22/01/2025 13:30 GMT+7 | Multimedia

Không gian nghệ thuật truyền thống trên phố Tết Phùng Hưng với những toa tàu điện cũ, chợ hoa Tết, gian nhà phố cổ Hà Nội dịp Tết xưa... là điểm đến thú vị thu hút giới trẻ trong dịp năm mới.

Giới trẻ thích thú ‘check-in’ với toa tàu điện cũ được tái hiện trên phố Tết Phùng Hưng

Sự kiện nghệ thuật Trang trí Tết Ất Tỵ 2025 tại phố Phùng Hưng (Hà Nội) được quận Hoàn Kiếm chủ trì thực hiện và giới thiệu tới người dân và khách du lịch, tái hiện không gian văn hóa truyền thống Việt Nam kết hợp với những ý tưởng nghệ thuật đương đại, mang đến điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết năm nay.

Phố Tết Phùng Hưng thu hút giới trẻ đến "check-in" tại mô hình toa tàu điện

Một trong những điểm nhấn đặc biệt thu hút sự quan tâm của người dân là 3 toa tàu điện cũ - biểu tượng của Hà Nội những năm 1970, được tái hiện mang đến góc nhìn hoài niệm về sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống. Hình ảnh tàu điện Bờ Hồ không chỉ là biểu tượng của ký ức đô thị mà còn như một ẩn dụ về một đoàn tàu thời gian, mang du khách như trở về với quá khứ, nơi lưu giữ những di sản và giá trị truyền thống.

Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng - Ảnh 2.

Giới trẻ thích thú "check-in" ở toa tàu điện được tái hiện tại phố Phùng Hưng

Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng - Ảnh 3.

Ba toa tàu điện cũ - biểu tượng của Hà Nội những năm 1970, được tái hiện mang đến góc nhìn hoài niệm về sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống.

Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng - Ảnh 4.

Hình ảnh tàu điện Bờ Hồ không chỉ là biểu tượng của ký ức đô thị mà còn như một ẩn dụ về một đoàn tàu thời gian, mang du khách như trở về với quá khứ, nơi lưu giữ những di sản và giá trị truyền thống.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, dự án năm nay với chủ đề con giáp là rắn, được lấy cảm hứng từ hình tượng rắn Ouroboros trong một số nền văn hóa cổ đại - biểu trưng cho sự tuần hoàn, tái sinh và sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Hình tượng này được các kiến trúc sư, nhà thiết kế khéo léo đưa vào thiết kế tổng thể để gợi mở câu chuyện về sự tiếp nối và bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc.

Tại hai ngã ba Phùng Hưng-Hàng Lược và Phùng Hưng-Lê Văn Linh, các cổng tam quan được dựng lên, kết hợp tinh tế với họa tiết từ tranh dân gian Đông Hồ. Dọc tuyến phố Phùng Hưng, không khí Tết còn được thể hiện thông qua những gian hàng chợ hoa rực rỡ sắc màu. Đây là nơi người dân có thể tìm thấy các sản phẩm truyền thống như hoa, cây cảnh, và đồ trang trí đặc trưng của ngày Tết, góp phần mang lại cảm giác ấm áp và gần gũi của mùa xuân.

Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng - Ảnh 5.

Không khí Tết trên tuyến phố Phùng Hưng

Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng - Ảnh 6.

Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng - Ảnh 7.

Người dân có thể tìm thấy đồ trang trí đặc trưng ngày Tết tại phố Phùng Hưng

Giới trẻ thích thú 'check-in' với toa tàu điện cũ trên phố Tết Phùng Hưng - Ảnh 8.

Các hoạt động nghệ thuật tại phố Phùng Hưng sẽ kéo dài đến hết ngày 6/2

Dự án không chỉ là không gian thưởng thức nghệ thuật mà còn gửi gắm thông điệp về sự trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây là dịp để cộng đồng cùng nhau hòa mình vào không gian nghệ thuật, hồi tưởng về những ký ức Tết xưa và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Các hoạt động nghệ thuật tại phố Phùng Hưng sẽ kéo dài đến hết ngày 6/2 (mùng 9 Tết âm lịch).

Mimi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm