(TT&VH Cuối tuần) - Nổi tiếng với vai trò đạo diễn phim truyền hình, thế nhưng, ít ai biết, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần là một trong hai người đầu tiên làm phim video ở Việt Nam, đồng sáng lập Trung tâm Điện ảnh Trẻ, đạt nhiều giải thưởng từ phim truyện nhựa, phim truyện video… Từ chân sai vặt đến nghề đạo diễn
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần sinh năm 1947 (giấy tờ khai sinh là năm 1948) tại Văn Giang, Hưng Yên, là con út, mồ côi cha từ khi mới được hai mươi ngày tuổi. Tuổi thơ của Nguyễn Hữu Phần là sự thay đổi liên tục nơi tản cư, nơi cư trú từ Hưng Yên đến Hà Nội, từ Hà Nội về Hưng Yên, từ Hưng Yên quay về Hà Nội cùng mẹ. Từ 10 tuổi, Nguyễn Hữu Phần đã phải tham gia vào các công việc làm ăn vất vả của mẹ... Ông bảo: May mắn nhất trong đời tôi là có nhóm bạn thân từ ấu thơ, những người bạn mà cho đến bây giờ vẫn chơi được với nhau, vẫn là anh em tốt của nhau. Nhóm bạn ấy là những chàng trai ở các phố “Hàng” Hà Nội, sống hồn nhiên và yêu thích văn chương, nghệ thuật từ nhỏ. Ngày ấy sách báo còn rất hiếm, mỗi khi có cuốn nào mới ra (phần lớn là sách văn học, hội họa Nga Xô-viết, Trung Quốc) là nhóm bạn này đọc ngốn ngấu, để rồi bàn bạc, tranh luận với nhau sôi nổi...
Sau khi rời trường phổ thông, Nguyễn Hữu Phần lang thang phiêu bạt làm đủ thứ nghề: thợ rèn, thợ điện, và các lao động chân tay khác... Trong thời gian đó, ông nhận ra tính cách của mình là không thích làm công việc ổn định, tĩnh tại. Ông thích những công việc được nay đây mai đó, dù có thể vất vả, gian khổ hơn. Lúc đó, một người bạn thân được vào làm công nhân dựng cảnh ở Xưởng phim truyện Việt Nam rủ ông lên xem làm phim. Nguyễn Hữu Phần bị hút ngay vào cái công việc “mỗi ngày một khác nhau” này. Ông kể: “Lần đầu được nhìn thấy khung cảnh một ngôi nhà vùng cao (của người Mông) được dựng trong trường quay dưới ánh sáng của dàn đèn và các nhân vật (diễn viên Đức Hoàn) đẹp như trong mơ đi lại, diễn xuất ở đó (phim Bản Vàng én), tôi đã bị mê hoặc và lưu giữ mãi những ấn tượng kỳ ảo”. Vì thế ông tìm mọi cách để xin vào đoàn phim làm... chân sai vặt! Phim đầu tiên ông được đi theo là Đất dừa của đạo diễn Huy Vân, kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Anh Đức. Ngày đó đất nước còn chia cắt nên không thể vào Nam quay phim, các nhà làm phim dựng bối cảnh trong trường quay số 4 Thụy Khuê. Mặt bằng rộng lớn của một trường quay với ngôi nhà tranh kiểm Nam bộ cùng vườn ươm khoảng 300 cây dừa nón mới nhú hai ba tầu lá nhỏ đều được làm giả bằng giấy bồi thật tinh xảo... đã khiến Nguyễn Hữu Phần mê mẩn... Lúc ấy, ông nghĩ mình sẽ theo nghề này lâu dài. Thế nhưng, bộ phim đang được quay được nửa chặng phải ngừng vì một lý do nào đó. Những người trong biên chế còn phải nghỉ huống hồ là làm việc theo hợp đồng vụ việc, Nguyễn Hữu Phần thất nghiệp! Đúng lúc đó, trường ĐH Sư phạm I tuyển sinh, Nguyễn Hữu Phần được nhận vào học khoa Ngữ Văn... Ấy thế nhưng, sau khi tốt nghiệp, trở thành giáo viên dạy văn, Nguyễn Hữu Phần vẫn không quên được những ấn tượng của nghề làm phim, vẫn thích viết văn, thích chụp ảnh. Ông quyết định quay trở về xưởng phim xin làm... phụ động (lao động phổ thông) một lần nữa. Có tấm bằng đại học, ông được làm thư ký cho đạo diễn Phạm Văn Khoa, Bắc Xuyên, Nguyễn Ngọc Chung, Trần Vũ... Năm 1979, trường ĐH Sân khấu Điện ảnh thành lập, Nguyễn Hữu Phần trở thành sinh viên khóa I (cùng các bạn học Khải Hưng, Đỗ Minh Tuấn, Vũ Châu...).
Từ phim nhựa đến video “mì ăn liền”
Năm 1988, video du nhập vào Việt Nam, Nguyễn Hữu Phần gặp Phi Tiến Sơn mới tốt nghiệp quay phim ở Đức về (Sơn cũng rất máu nghề nhưng cũng chưa được giao phim). Khi công ty Vinadeo ra đời, Nguyễn Hữu Phần và Phi Tiến Sơn đã bàn bạc với những người quản lý công ty này làm phim bằng máy VHS với vốn đầu tư chỉ bốn triệu rưỡi. Bộ phim video đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ kịch bản phim mà Nguyễn Hữu Phần chuyển thể từ kịch bản sân khấu Ông không phải là bố tôi của Lưu Quang Vũ... Nửa năm sau, khi miền Bắc bắt đầu có Số đỏ, miền Nam có Phạm Công Cúc Hoa, phong trào làm phim chiếu rạp bằng video mới thực sự nở rộ, đẻ ra cả một dòng “phim mì ăn liền”, mà thực tế Nguyễn Hữu Phần và Phi Tiến Sơn là người khởi xướng! Thế nhưng chính ông cũng lại là người “phản mì ăn liền” đầu tiên.
Nguyễn Hữu Phần ở LHP d'Amiens
Đó là vào năm 1992, khởi phát bởi sự uất ức của cánh làm phim trẻ không được giao phim, Nguyễn Hữu Phần cùng Lưu Trọng Ninh, Hoàng Nhuận Cầm, Phi Tiến Sơn, Nguyễn Quang Vinh thành lập Trung tâm Điện ảnh Trẻ dưới sự bảo trợ của Hội Điện ảnh Việt Nam nhằm chứng minh rằng các nhà làm phim trẻ có khả năng làm phim và có khả năng cạnh tranh với phim “mì ăn liền” thời bấy giờ. Từ trung tâm này, Lưu Trọng Ninh, Nguyễn Hữu Phần, Hoàng Nhuận Cầm đã cho ra đời ba bộ phim đáng nhớ : Hãy tha thứ cho em (phim nhựa), Em còn nhớ hay em đã quên, Người nghèo cũng khóc (phim video).
Em còn nhớ hay em đã quên (KB và ĐD Nguyễn Hữu Phần) phóng tác từ những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Để làm được Em còn nhớ hay em đã quên (ông vẫn gọi đó là “phim mì ăn liền”), Nguyễn Hữu Phần phải huy động vốn (khoảng 130 triệu) của bạn bè. Lo lắng làm sao thu được tiền để trả lại bạn và chống nạn ăn cắp bản quyền đang hoành hành bấy giờ, Nguyễn Hữu Phần tự mang phim của mình đi chiếu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhờ vậy, không chỉ trả hết nợ, ông còn lãi được... 40 triệu đồng. Ngoài ra, phim giành được năm giải thưởng về Biên kịch, Đạo diễn, giải Phim, giải Diễn viên và giải Âm nhạc trong LHP Quốc gia lần thứ XI tại Hải Phòng. Với Em còn nhớ hay em đã quên, Nguyễn Hữu Phần đã chứng minh được một điều: Phim ăn khách, thu được lãi vẫn có thể là phim nghệ thuật chứ không nhất thiết phải là phim chạy theo thị hiếu khán giả.
Ấy thế nhưng “cửa” làm phim nhựa (dù sao vẫn được đánh giá cao hơn về nghệ thuật) với ông vẫn khá hẹp. Năm 1990, lần đầu tiên trong đời, Nguyễn Hữu Phần được giao làm một bộ phim truyện nhựa với những điều kiện vô cùng khó khăn: Đề tài nông thôn và ê-kíp tham gia đều là những người lần đầu tiên làm nghề. Với bộ phim này, ông trở về quê Văn Giang, Hưng Yên để quay và dùng ngay ngôi nhà của anh cả mình làm nơi đoàn phim ở, đồng thời là bối cảnh chính của phim. Bộ phim Chiếc bình tiền kiếp khá thành công, những người tham gia đóng vai như Trần Hạnh, Quốc Khánh, Lê Vi, Phương Lâm từ diễn viên kịch đã chính thức trở thành diễn viên điện ảnh. Năm năm sau, nhờ thành công của bộ phim Giọt lệ Hạ Long, (Nguyễn Hữu Phần làm với Hãng Thanh niên, hợp tác với nước ngoài), đạt hai giải thưởng của Hội điện ảnh và LHP Việt Nam, ông mới được giao làm bộ phim nhựa thứ hai - Bản tình ca trong đêm. Với cách thể hiện hình tượng người lính rất thơ, phim này đã giành được các giải thưởng lớn tại LHP Quốc gia, Giải thưởng Hội điện ảnh Việt Nam, Giải thưởng Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ và Tác phẩm nghệ thuật về người lính...
Vẫn giấc mơ phim nhựa
Đầu năm 1997, Nguyễn Hữu Phần chuyển từ Hãng phim truyện Việt Nam sang Trung tâm Nghe nhìn Đài THVN theo lời “kêu gọi” của bạn học cũ - đạo diễn Khải Hưng. Ông đã cùng Khải Hưng tiếp tục phát triển Văn nghệ chủ nhật, và đưa Trung tâm Nghe nhìn thành Hãng phim truyền hình Việt Nam (nay là Trung tâm sản xuất phim Truyền hình - đài THVN). Cái tên Nguyễn Hữu Phần gắn với hàng loạt phim truyền hình được khán giả cả nước quan tâm như Lẽ nào anh lại quên; Mảnh đời của Huệ ; Ngọt ngào và man trá (dự kiến sáu tập nhưng vì cái chết đột ngột của diễn viên Lê Công Tuấn Anh mà chỉ dừng lại ở ba tập)... Thời kỳ đầu, phim truyền hình làm theo mô hình phim truyện nhựa và chỉ làm phim ngắn tập. Nguyễn Hữu Phần đã mày mò tìm ra “công thức” của phương cách làm phim truyền hình dài tập. Và giờ đây, nói đến phim truyền hình Việt Nam, nhất là sau khi phim Đất và Người, Ma làng, Gió làng Kình được công chiếu, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần được gọi thân mật là “ông Ma làng” “ông Phần nông thôn”...
Về hưu đầu năm ngoái, không chịu ngồi yên một chỗ, lập tức ông thành lập Công ty Cổ phần và Truyền thông Hà Nội, khởi động và thực hiện dự án gameshow Hà Nội 36 phố phường ấp ủ từ trước. Ước mơ giờ đây của ông, khi đã 62 tuổi, là làm một bộ phim truyện nhựa. Năm 2006, Nguyễn Hữu Phần đã có một kịch bản mang tên Chợ tình Khau Vai (được LHP D’Amiens 2006 lựa chọn vào chung kết). Hiện tại, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần vẫn đang cố gắng sửa chữa, nâng cao và tìm kiếm các điều kiện để có thể đưa được kịch bản này lên màn ảnh.
Một cơn địa chấn đã xảy ra ở Pathum Thani khi chủ nhà Thái Lan (hạng 96 FIFA) bị Lào (hạng 187 FIFA) cầm hòa 1-1. Kết quả này khiến "Voi chiến" dự AFF Cup 2024 với không ít ngờ vực.
Sau trận thua đậm 0-4 trước Nhật Bản, LĐBĐ Indonesia vẫn không từ bỏ giấc mơ dự World Cup 2026 khi tiếp tục thực hiện chính sách nhập tịch, với 3 cầu thủ gốc Hà Lan nữa.
Hà Thị Hậu đã mang đến một hình ảnh đẹp khi nắm tay runner Trung Quốc Chen Lin và cùng nhau về đích ở giải Malaysia Ultra-Trail cự ly 100km. Nhưng cô đã bị xử thua với 1 giây chênh lệch.
XSDT 18/11 - Xổ số Đồng Tháp được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Đồng Tháp, quay thưởng trực tiếp vào 16h10 thứ Hai hàng tuần. Kết quả xổ số hôm nay cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Kết quả bóng đá Futsal nữ Đông Nam Á mới nhất - Thethaovanhoa.vn cập nhật KQBD các trận đấu của ĐT futsal nữ Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á 2024.
XSHCM 18/11: Được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai và thứ Bảy hàng tuần. Kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSCM 18/11: Xổ số Cà Mau được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Cà Mau, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai hàng tuần. Kết quả xổ số hôm nay cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn
XSMN 18/11: Xổ số miền Nam ngày 19/11/2024 gồm các tỉnh Cà Mau, TP Hồ Chí Minh và Đồng Tháp. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Hai ngày 18/11 trên Thethaovanhoa.vn.
Đội tuyển Việt Nam sẽ tập trung sau vòng đấu thứ 9 LPBank V-League 2024/25 và lên đường sang Hàn Quốc tập huấn từ 23/11. Ở vòng đấu cuối cùng trước khi giải đấu tạm nghỉ, V-League “nóng” với hàng loạt cuộc chiến sinh-tử và VAR được áp dụng ở 6/7 trận.
Link xem trực tiếp bóng chuyền VTV Bình Điền Long An vs HCĐG Lào Cai (20h00, 17/11) - Thethaovanhoa.vn cập nhật các link trực tiếp VTV Bình Điền Long An vs HCĐG Lào Cai thuộc chung kết giải VĐQG 2024 diễn ra ngày hôm nay.
Ngày 17/11, tại Trường Tiểu học Vinschool Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải bóng rổ học sinh Tiểu học Hà Nội lần thứ XVIII- Cúp Nestlé MILO 2024.
Giành chiến thắng thuyết phục với tỷ số 2-1 trước đối thủ rất mạnh là Đại Từ, TIG vô địch cúp bóng đá 7 người Quốc gia Hyundai Thành Công Cup 2024 khu vực miền Bắc.
Đánh bại Paint Khang Cát với tỉ số 2-1 trọng trận chung kết, Quê Lụa chính thức lên ngôi vô địch Giải bóng đá nữ 7 người Vô địch quốc gia Cúp Thiên Khôi 2024 (WVPL-S1).
Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Park Sang Young, đạo diễn Lee Eon Hee đã tái hiện một cách gần gũi Love in the Big City (tựa Việt: Đôi bạn học yêu). Bộ phim khám phá cách mà cá tính và trải nghiệm của đôi bạn trẻ khiến họ trở nên khác biệt trong một xã hội khép kín.
Tại khu vực Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật "Đại lộ". Chương trình cảm hứng từ truyền thống dân tộc và dòng chảy văn hoá nghệ thuật dân gian trên chặng đường hội nhập.