Giá vàng hôm nay 8/11: Cập nhật diễn biến mới trên thị trường

08/11/2021 17:04 GMT+7 | Bạn cần biết

Giá vàng trong nước, giá vàng thế giới, giá vàng 9999, tỷ giá ngoại tệ hôm nay 8/11 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường.

Giá vàng hôm nay 13/11: Cập nhật diễn biến mới trên thị trường

Giá vàng hôm nay 13/11: Cập nhật diễn biến mới trên thị trường

Giá vàng trong nước, giá vàng thế giới, giá vàng 9999, tỷ giá ngoại tệ hôm nay 13/11 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường.

Chiều 8/11, giá vàng đi lên

Trong phiên giao dịch chiều 8/11, giá vàng tại thị trường châu Á đi lên, giữa bối cảnh các ngân hàng trung ương vẫn giữ lãi suất ở mức thấp và thị trường hướng sự chú ý vào số liệu lạm phát tại Mỹ.

Giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.819,52 USD/ounce, sau khi có lúc vọt lên mức cao nhất kể từ ngày 7/9.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng 8/11, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 8/11, giá vàng cập nhật

Chiều 8/11, tại thị trường Việt Nam, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 58,30 triệu đồng/lượng mua vào - 59,02 triệu đồng/lượng bán ra.

Tuần trước, các ngân hàng trung ương lớn vẫn giữ quan điểm cho rằng sức ép lạm phát hiện tại sẽ giảm dần, qua đó làm mờ đi triển vọng lãi suất tăng nhanh hơn.

Theo các nhà phân tích, kể cả khi Mỹ công bố báo cáo khả quan về thị trường lao động vào cuối tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ không khả năng thay đổi lập trường kiên nhẫn trước khi tăng lãi suất. Hiện thị trường đang chờ đợi số liệu về Chỉ số giá tiêu dùng dự kiến công bố ngày 10/11.

Nhà phân tích Kyle Rodda tại công ty môi giới đầu tư IG Markets (Anh) dự báo nếu giá vàng phá vỡ mốc 1.830 USD/ounce, kim loại quý này có thể vươn lên 1.900 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng có xu hướng giảm trong dài hạn khi các ngân hàng trung ương cuối cùng cũng sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Hiện vàng vẫn được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp.

Giá vàng sáng 8/11 tăng 250 nghìn đồng/lượng

Sáng ngày 8/11, giá vàng trong nước được các công ty vàng bạc đá quý điều chỉnh tăng cao so với phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước.

Mở cửa phiên giao dịch, tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 58,20 - 58,90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 130 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày 5/11.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng 8/11, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 8/11, giá vàng cập nhật

Còn tại Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng SJC tăng 250 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với ngày thứ 6 tuần trước và niêm yết ở mức 58,15 - 58,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới tuần qua đã tăng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 5/11 và ghi nhận mức chốt phiên cao nhất kể từ đầu tháng 9.

Khép lại phiên này, giá vàng giao tháng 12/2021 tăng 1,3% lên 1.816,80 USD/ounce trên sàn Comex (Mỹ), mức chốt phiên cao nhất kể từ ngày 3/9, theo số liệu của Công ty Dữ liệu tài chính FactSet (Mỹ). Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 1,8%.

Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng ngày 8/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.123 VND/USD, giảm 10 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước. 

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.816 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.429 VND/USD.

Tại các ngân hàng thương mại, giá đồng USD và đồng Nhân dân tệ (NDT) ổn định.

Lúc 8 giờ 30 phút, giá USD tại Vietcombank giữ nguyên ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch cuối tuần trước, niêm yết ở mức 22.540 -  22.770 VND/USD (mua vào - bán ra).

Tương tự, giá đồng NDT tại ngân hàng này niêm yết ở mức 3.469 - 3.615  VND/NDT (mua vào - bán ra), đứng giá so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng 8/11, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 8/11, giá vàng cập nhật

Tại Ngân hàng BIDV, giá đồng bạc xanh cũng giữ nguyên ở cả chiều mua vào và bán ra so với cuối tuần trước và hiện niêm yết ở mức 22.575 - 22.775 VND/USD (mua vào - bán ra).

Giá đồng NDT tại BIDV giảm 2 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, niêm yết ở mức 3.494 - 3.596 VND/NDT (mua vào - bán ra).

Giá vàng tại thị trường châu Á nối dài đà tăng phiên đầu tuần 8/11

Giá vàng tại thị trường châu Á nối dài đà tăng trong phiên 8/11, chạm mức cao nhất hai tháng nhờ đồng USD suy yếu, qua đó củng cố sức hấp dẫn của kim loại quý này.

Giá vàng giao ngay tăng 0,1%, lên 1.817,65 USD/ounce, chạm mức cao nhất kể từ ngày 7/9. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn cũng tăng 0,3%, lên 1.822,30 USD/ounce.

Giá vàng đã tăng tới 1,5% vào phiên cuối tuần trước (5/11), mặc dù báo cáo việc làm hàng tuần của Mỹ tốt hơn dự kiến cho thấy hoạt động kinh tế của nước này đang lấy lại đà vào đầu quý IV/2021.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Kansas, Esther George, cho biết, bà sẽ xem xét cẩn thận xem áp lực từ thị trường việc làm và lạm phát diễn ra như thế nào khi  đánh giá mục tiêu về thị trường lao động của Fed.

Chỉ số đồng USD ổn định trong phiên 8/11, nhưng đã giảm 0,4% so với mức đỉnh hơn một năm ghi nhận vào ngày 5/11, qua đó làm tăng sức hấp dẫn của vàng bằng cách giảm chi phí đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, bảng giá vàng, giá vàng 8/11, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 8/11, giá vàng cập nhật

Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD để sửa chữa các sân bay, đường sá và cảng của quốc gia này. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nhận thấy sự cần thiết phải duy trì chính sách siêu nới lỏng do lạm phát chỉ tăng ở mức khiêm tốn và tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức thấp.

Nhu cầu vàng vật chất ở Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới - đã tăng vọt trong mùa lễ hội vào tuần trước. Điều này càng góp phần thúc đẩy giá kim loại quý này.

Ngân hàng tăng trích lập dự phòng, thêm “sức đề kháng” trước bão COVID-19

Trong bối cảnh nguy cơ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh, nhiều ngân hàng đã mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro cho vay, tăng "sức đề kháng" trước bão COVID-19.

Mới đây nhất, ông Trần Minh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tuyên bố ngân hàng này sẽ tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 119% hồi cuối tháng 9/2021 lên mức 169% trong 2 tháng cuối năm; chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng từ mức 14.000 tỷ đồng lên khoảng 17.000 tỷ đồng.

Theo ông Bình, đây không chỉ là chi phí dự phòng đảm bảo cho các khoản nợ xấu phát sinh do dịch COVID-19 mà còn là bộ đệm cho ngân hàng trong năm 2022. "Chúng tôi tăng cường sự thận trọng, để nếu năm 2022 có những biến cố thì VietinBank vẫn có bộ đệm dự phòng tốt", ông Bình khẳng định.

Tính đến ngày 30/9/2021, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của VietinBank là 21.500 tỷ đồng, tăng 8.900 tỷ đồng (tương đương tăng 71%) so với đầu năm. Chi phí dự phòng rủi ro cho vay trích lập trong 9 tháng năm 2021 là 14.000 tỷ đồng, tăng 2.500 tỷ đồng (tương đương tăng 22%) so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý III/2021, VietinBank trích lập 5.500 tỷ đồng.

VietinBank đẩy mạnh trích lập dự phòng khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên 1,67%, cao nhất trong 4 quý gần đây.

Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chi phí dự phòng đã tăng lên 8.012 tỷ đồng trong 9 tháng qua, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong quý III, Vietcombank cũng trích lập dự phòng 2.500 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh từ 368% hồi đầu năm xuống còn 243%.

Nguyên nhân chính là do nợ xấu tại Vietcombank đã tăng gấp đôi sau 9 tháng. Số dư nợ xấu từ 5.230 tỷ đồng hồi đầu năm đã lên 10.884 tỷ đồng khi kết thúc quý III. Kéo theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 0,62% lên 1,16% gây áp lực lên hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này.

Còn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi phí trích lập dự phòng trong quý III đã tăng 30% lên khoảng 7.500 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, BIDV đã trích lập dự phòng tới 23.194 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ.

Đây cũng đang là ngân hàng có quy mô nợ xấu lớn trong số các ngân hàng niêm yết dù đi ngang ở mức 21.433 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,76% hồi đầu năm xuống còn 1,61%.

Báo cáo tài chính quý III của nhiều ngân hàng thương mại khác cũng cho thấy chi phí dự phòng rủi ro tăng gấp nhiều lần trong 9 tháng năm 2021.

Cụ thể, tính đến hết ngày 30/9/2021, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã dành hơn 2.812 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý III, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này cũng tăng đến hơn 5 lần so với cùng kỳ, lên mức 820 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) trong quý III tăng gấp đôi cùng kỳ, lên mức 51 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng, chi phí dự phòng tăng 120% lên 78 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch. Chi phí dự phòng hợp nhất đến cuối tháng 9 là 13.631 tỷ đồng. Riêng trong quý III, ngân hàng đã dành 4.979 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, tăng 18,6% so với quý trước đó.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trong quý III tăng mạnh 157% chi phí dự phòng lên mức 271 tỷ đồng; lũy kế sau 9 tháng là 887 tỷ đồng, tăng 176% so với 9 tháng năm 2020.

Hay như tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) dự phòng rủi ro tín dụng trong quý III tăng 223% so cùng kỳ lên 1.345 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, TPBank tăng gần gấp đôi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ, trích gần 2.349 tỷ đồng.

Dự phòng rủi ro vốn được coi như "của để dành" của các ngân hàng, là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc xác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng.

Theo quy định, tỷ lệ trích lập dự phòng hiện nay đối với từng nhóm nợ như sau: 0% với nợ tiêu chuẩn – nợ nhóm 1; 5% với nợ cần chú ý trích lập – nợ nhóm 2; 20% với nợ dưới chuẩn – nợ nhóm 3; 50% với nợ nghi ngờ – nợ nhóm 4 và 100% với nợ có khả năng mất vốn – nợ nhóm 5. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung với tổng dư nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 4) theo tỷ lệ 0,75%.

Tuy nhiên, theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ngân hàng bắt buộc phải trích 30% dự phòng phần dư nợ tái cơ cấu vào cuối năm nay và 100% trong 2 năm tới.

Do đó, áp lực trích dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng đối với các khoản nợ cơ cấu cho khách hàng là rất lớn. Thậm chí theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngay cả những khoản nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi) cũng có thể bị ảnh hưởng. Bởi khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch bệnh, doanh nghiệp lâm vào khó khăn thì nguy cơ nợ xấu trong tương lai là rất cao.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 28/9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với hơn 272.100 khách hàng với dư nợ cho vay khoảng 331.000 tỷ đồng, tương đương 3,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7 đến 30/9 của 16 ngân hàng là khoảng 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết.

Đánh giá độ trễ của đại dịch COVID-19 tác động tới ngành ngân hàng sẽ kéo dài sang năm 2022, Ngân hàng Nhà nước dự báo tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng cuối năm 2021 có thể tăng lên từ 7,1-7,7%, gấp đôi so với cuối năm 2020. Vì vậy, việc tăng nguồn lực dự phòng rủi ro của các ngân hàng lại càng trở nên cấp thiết.

Sở Y tế Nghệ An cho biết, trước đó, tại Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An phát hiện 4 trường hợp dương tính làm việc tại các dây chuyền sản xuất ở một công ty trong Khu Công nghiệp. Công ty này có 1.900 cán bộ, công nhân viên, riêng phân xưởng nơi các ca dương tính làm việc có 600 công nhân.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, tính đến 6 giờ ngày 8/11 tại 21 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh đã ghi nhận 2.730 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 2.304 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, ra viện; 20 trường hợp tử vong.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm