Ấn tượng của Uông Triều với độc giả và bạn viết là thái độ chuyên nghiệp, luôn có hoạch định rõ ràng về con đường văn chương của mình - điều mà không phải người cầm bút nào cũng làm được.
Nguyễn Thụy Kha là nhà thơ, nhạc sĩ, người viết nghiên cứu, nhưng số tập thơ tình đã xuất bản lấn át các mảng khác. Nay ở tuổi gần 80, ông nói mình dành khá nhiều thời gian để nghỉ ngơi, để giữ sức khỏe, ít viết lại.
Nguyễn Phước Bảo Khôi công tác ở Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, là đồng tác giả của nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo môn ngữ văn và là cái tên thường được báo chí phỏng vấn sau mỗi kỳ thi ở bậc trung học phổ thông.
Nhà thơ Đỗ Bạch Mai dùng chữ nghĩa để nhẹ nhàng trao gửi những tâm tình của mình - một người vợ và người mẹ - nên cứ thong thả viết, chẳng cần tìm cách đột phá thi pháp, cách tân thơ để chứng minh mình có một phong cách riêng.
Xuất hiện trong sách giáo khoa ở cả 3 thể loại thơ, kịch, truyện, hình như chỉ có mỗi nhà văn Trần Quốc Toàn. Ông nói đùa, tôi được "phổ cập tiểu học" lần nữa vì xuất hiện trong sách "Tiếng Việt" từ lớp 1 đến lớp 5.
Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu thường được bạn đọc biết đến với những sáng tác về đề tài chiến tranh và quê hương. Tuy nhiên, nếu tiếp cận thêm ở mảng thơ thiếu nhi, sẽ thấy được trọn vẹn hơn chân dung nhà thơ.
Lê Phương Liên là một trong số không nhiều nhà văn đam mê theo đuổi văn học thiếu nhi suốt hàng chục năm qua. Chị cũng là nhà văn được chọn giảng dạy trong nhiều lần thay đổi sách giáo khoa, với hơn 10 tác phẩm trong các sách.
Nhà thơ Kim Ba những năm gần đây ít sáng tác thơ thiếu nhi, đã để lại niềm tiếc nuối nho nhỏ với bạn đọc. Vì thơ thiếu nhi của anh mang những hình ảnh và ngôn ngữ rất độc đáo, qua bao nhiêu năm vẫn thấy thú vị.
Vũ Thị Huyền Trang là một trong những nhà văn 8X có sức viết đáng nể. Chị viết cả văn xuôi và thơ, dành cho người lớn và thiếu nhi. Chị cũng là nhà văn có thể sống được với nghề viết - điều không hề dễ dàng với những nhà văn trẻ chọn viết văn tự do để sống.
Quang Thảo là tác giả của vài chục kịch bản, trong đó có nhiều vở thuộc chuỗi kịch "Ngày xửa ngày xưa" của sân khấu IDECAF - kịch thiếu nhi thu hút khán giả bậc nhất trong gần 25 năm qua.
"Tôi viết vì muốn giữ lại hồn cốt của những khu rừng và vùng văn hóa rừng, nơi tôi gọi là những giấc mơ rừng" - Hữu Vi, tác giả của tản văn "Vào Hạ" (Tiếng Việt 5, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo) chia sẻ về tác phẩm và con đường văn chương của mình.
Năm 2017, "Chuyện lính Tây Nam" của tác giả có bút danh "rất lính" - Trung Sỹ - xuất hiện và ngay lập tức được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Năm 2022, một lần nữa anh gây bất ngờ với tập truyện dài "Thung lũng Đồng Vang" dành cho độc giả nhỏ tuổi.
Bùi Thị Như Lan là nhà văn người dân tộc Tày. Chị vốn là giáo viên dạy toán, nhưng đến với văn chương như một duyên nợ khó rời, nên tự nhận lấy trách nhiệm viết văn như cách nói hộ nỗi lòng của đồng bào mình.
Vào những năm 1990, nhà văn Thái Chí Thanh là tên tuổi quen thuộc với nhiều tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, đoạt các giải thưởng cao và số lượng sách in khá lớn.