01/09/2016 06:58 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay có ít nhất 2 phim Việt cùng ra rạp. Vậy nhưng, với người khắt khe, việc chọn lựa một bộ phim Việt để xem cũng không dễ.
Trong những cẩu thả đó, điều nhất là phim không cân đối được trục câu chuyện giữa bi kịch và hành động, nên khi dựng nguyên cái pháp trường sơ sài, thô thiển đã làm khán giả phì cười. Thậm chí nhiều người còn cảm thấy khó chịu.
Nếu phim chỉ tập trung vào câu chuyện xúc động giữa bé Nắng (do bé Kim Thư thủ vai) và mẹ Mưa (nghệ sĩ hài Thu Trang), thì chắc chắn hiệu quả cảm xúc sẽ lớn hơn, mà phim cũng sẽ gọn gàng, tiết kiệm hơn. Phần lớn cảnh hành động, đặc biệt cảnh pháp trường đều có thể tiết giảm tối đa, khán giả sẽ bớt phân tâm. Đây hoàn toàn có thể là một phim tâm lý xã hội, nơi vẻ đẹp của tình mẹ con đủ để thu hút người xem.
Dù cố gắng làm bài bản, nhưng "Găng tay đỏ" chưa thật sự hấp dẫn
Diễn xuất của bé Kim Thư khá tự nhiên, của nghệ sĩ hài Thu Trang cũng đã ra chất một người thiểu năng, có nét sáng tạo. Điều hạn chế lớn nhất của Thu Trang là khả năng rơi lệ, cô vốn quen với cách diễn cương nhiều năm nên vai Mưa đã thiếu những giọt nước mắt cần thiết.
Nhìn vào bản dựng cuối cùng của Nắng cũng có thể thấy mấy “loại bệnh” từ lúc bấm máy. Đầu tiên, bản dựng thô sẽ rất dài (trên 300 phút), nên khi cắt xuống dưới 100 phút để chiếu rạp, nó bị móp méo, “hụt hẫng” nhiều chỗ. Thứ hai, bản dựng hoàn tất lần đầu có thể bị yêu cầu chỉnh sửa, quay bổ sung (từ cơ quan chức năng, hoặc từ nhà đầu tư), nên nhiều chỗ ráp nối vội vàng, cẩu thả.
Phim công chiếu từ ngày 31/8, với một mức đầu tư tương đối thấp, lại còn có sự tham gia của danh hài Hoài Linh, Trấn Thành, Kiều Minh Tuấn, Tiến Luật, Ninh Dương Lan Ngọc, Sam... thì việc hòa vốn là khả dĩ.
2. Bộ phim được đầu tư khá bài bản, do ê-kíp lành nghề hơn thực hiện là Găng tay đỏ (đạo diễn Nguyễn Tuấn Anh) đã có những suất chiếu đặc biệt trước ngày công rạp 2/9.
Đây là phim có công thức theo kiểu của Hollywood, với một câu chuyện rành mạch, hướng đến sự dồn dập của thể loại hành động. Nó là phi vụ thất bại của nữ sát thủ mang mật danh Số 7 (do Ninh Dương Lan Ngọc thủ vai) tại Việt Nam, nhưng lại giúp cô tìm lại chính mình.
Nhìn chung, Găng tay đỏ đã cố gắng để có một sản phẩm chỉn chu, nghiêm túc, nhưng khía cạnh nào cũng thiêu thiếu một chút. Về câu chuyện, sự chen ngang vào câu chuyện của Hồng Việt (do Quang Sự thủ vai) vào phi vụ của Số 7 và Số 3 (Trần Tuấn Lương) là đúng công thức, nhưng thiếu sự mượt mà nên chưa đủ căng thẳng để hấp dẫn.
Về mặt diễn xuất, đây đúng là vai thay đổi hình ảnh của Ninh Dương Lan Ngọc, cô cũng đã nỗ lực rất nhiều. Nếu chỉ dừng lại ở yêu cầu này, thì đây là một vai diễn đáng khen.
Thế nhưng, để làm một “đả nữ”, ngoài kỹ thuật hành động cần tập luyện thường xuyên, thì tố chất hành động lại là một năng khiếu trời cho, Ninh Dương Lan Ngọc còn thiếu một chút tố chất này. Trong khi, với phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể, cô đã khá tự nhiên khi bộc lộc một tố chất khác - diễn vai ác, dù trước đó cô chưa hề đóng vai ác.
3. Nếu tính luôn Tấm Cám: Chuyện chưa kể vẫn còn trụ rạp, thuận lợi duy nhất của khán giả dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay là việc 3 phim 3 thể loại khá khác nhau, Bởi vậy, họ có thể xem phim này bỏ phim kia, hoặc xem hết, cũng không sao.
Thông thường dịp lễ lạt sẽ chiếu những phim có nội dung tương ứng, mấy năm gần đây Việt Nam đang thiếu các phim như vậy. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, việc thiếu vắng những bộ phim này cho thấy diện mạo thật sự của nền điện ảnh đang ở ngưỡng tư nhân hóa, thị trường hóa cao độ, nên việc chọn đề tài và thể loại khá tự do. Đây cũng là xu thế và “định hướng” mà nhiều ngành nghề quốc doanh đang hướng đến.
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất