(Thethaovanhoa.vn) - Tối qua (16/8), tại quảng trường Phạm Văn Đồng, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm gày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết và chương trình nghệ thuật, ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của Anh hùng dân tộc Trương Định cùng các nghĩa quân của ông.
Thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đặc biệt là một số hoạt cảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Trương Định, lễ kỷ niệm làm nổi bật tấm gương bất khuất, kiên cường của anh hùng dân tộc Trương Định- người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bồi đắp lòng tự hào cho thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống của ông cha trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thể thao & Văn hóa xin gửi đến quý độc giả chùm ảnh, tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp anh hùng dân tộc Trương Định.
Anh hùng dân tộc Trương Định cất tiếng khóc chào đời (năm 1820) tại làng Tư Cung, nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Tuổi thơ Trương Định gắn liền với núi Ấn, sông Trà
Năm 24 tuổi ông rời quê hương Quảng Ngãi theo cha là Trương Cầm vào Nam sinh sống
Ông chọn mảnh đất Gò Công, Tiền Giang, kêu gọi dân cày khai hoang, lập ấp
Lũ giặc ngoại xâm, thực dân Pháp kéo vào đàn áp nhân dân Gò Công Chứng kiến cảnh nhân dân bị dày xéo, Trương Định đã đứng ra tập hợp nghĩa quân chống lại lũ xâm lăng Trương Định được nghĩa quân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái Nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo lập được nhiều chiến công hiển hách Nhưng triều đình nhu nhược ra chiếu chỉ buộc nghĩa quân Trương Định phải bãi binh Trương Định lòng dạ rối bời, nếu chống lệnh vua phải tội bất trung, không đừng về phía nhân dân thì mang tội bất nghĩa. Ông đã chọn ở lại Gò Công để cùng nghĩa quân tiếp tục kháng Pháp
Trương Định rút gươm tự sát vào ngày 20/8/1864 nhằm bảo về khí tiết.
Sự hi sinh của Trương Định mãi là tấm gương anh dũng, kiên cường, bất khuất để các thế hệ người Việt Nam noi theo.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, với hơn 1,6 triệu lượt khách sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), doanh thu toàn ngành đạt 4.170 tỉ đồng.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 2/5, hưởng thọ 107 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới văn hóa, học thuật và những người yêu mến ông.
Bãi biển Copacabana (Brazil) nổi tiếng đã biến thành một đại dương rực rỡ của người hâm mộ vào tối 3/5 khi siêu sao nhạc pop toàn cầu Lady Gaga trình diễn một buổi hòa nhạc miễn phí, đánh dấu màn trình diễn lớn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của cô.
Trên cương vị Ủy viên Ban Thường vụ và Trưởng Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn đã dự khán trận chung kết và tham gia lễ trao giải AFC Champions League Elite 2024/25.
Kỳ nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận diễn ra sôi động, nhộn nhịp và đảm bảo an toàn. Toàn tỉnh Bình Thuận đón khoảng 228.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú (tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2024). Doanh thu ước khoảng 450 tỷ đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, trong một bài viết sâu sắc đăng tải trên tờ báo La Patrie News của Algeria, nhà báo Mohamed Abdoun đã chia sẻ những ấn tượng đặc biệt về Việt Nam...
Sáng 4/5, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak từ ngày 4-6/5/2025, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.