12/04/2017 15:51 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình (điều chỉnh, bổ sung) do Thứ trưởng Nguyễn Nhật ký gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án đầu tư giai đoạn 1 của tuyến cao tốc dài khoảng 684 km với tổng mức đầu tư khoảng 140.116 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước khoảng 55.000 tỷ đồng.Theo Bộ Giao thông Vận tải, căn cứ nhu cầu vận tải trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, nhu cầu đầu tư cấp bách một số dự án để duy trì năng lực tối thiểu của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời, nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ ngày 22/3/2017 về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng ba phương án đầu tư dự án (tương ứng với các mức vốn Nhà nước phân bổ cho dự án).
Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua Tân An (Long An). Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN
Cụ thể, phương án 1 (vốn Nhà nước khoảng 70.000 tỷ đồng) sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến; đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam với chiều dài giai đoạn 1 khoảng 1.015km. Gồm các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Vạn Ninh (Quảng Bình). Đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Đoạn Tuy Hòa (Phú Yên) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Phương án 2 (vốn Nhà nước khoảng 55.000 tỷ đồng) sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến; đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam với chiều dài giai đoạn 1 khoảng 684km. Gồm các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT và đoạn Cam Lâm (Khánh Hòa, ĐT655B) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Phương án 3 (vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỷ đồng) sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến; đầu tư cao tốc Bắc - Nam với chiều dài giai đoạn 1 khoảng 467km. Gồm các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Vinh (Nghệ An); đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng) theo hình thức BT; đoạn Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Tờ trình do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật ký nêu rõ, “Trên cơ sở nhu cầu vận tải và nguồn vốn Nhà nước phân bổ cho dự án theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 22/3/2017 về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị đầu tư theo phương án 2 - vốn Nhà nước phân bổ cho dự án khoảng 55.000 tỷ đồng".
Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI - đơn vị tư vấn lập dự án) cho biết, trên cơ sở phương án nguồn vốn Nhà nước phân bổ khoảng 55.000 tỷ đồng, dự án sẽ phân kỳ đầu tư thành ba giai đoạn để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Trong đó, giai đoạn I (dự kiến từ năm 2017 - 2022) dự án sẽ tiến hành xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lâm (Khánh Hòa, ĐT 655B) - Phan Thiết (Bình Thuận) theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m.
Cũng theo ông Sơn, riêng đoạn Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai) sẽ được đầu tư xây dựng theo hình thức PPP (công tư) với quy mô bốn làn xe cao tốc, nền đường rộng 25m. Tổng chiều dài các đoạn được đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn I khoảng 603km. Trong giai đoạn I, dự án sẽ tiến hành mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình) và đoạn La Sơn (Thừa Thiên - Huế) từ quy mô hai làn xe lên thành bốn làn với chiều dài khoảng 81km.
Ông Sơn cho rằng, tổng chiều dài đầu tư giai đoạn 1 là 684km với tổng mức đầu tư dự kiến 140.116 tỷ đồng. Cụ thể, nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 55.000 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư (khoảng 27.422 tỷ đồng) và hỗ trợ xây dựng công trình (khoảng 27.578 tỷ đồng).
Nguồn vốn BT trả bằng ngân sách để thanh toán các đoạn Cam Lộ - La Sơn và đoạn La Sơn - Túy Loan khoảng 23.525 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn trước năm 2020 khoảng 5.700 tỷ đồng, giai đoạn sau năm 2020 khoảng 17.825 tỷ đồng; nguồn vốn nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu và vốn nhà đầu tư huy động) khoảng 61.591 tỷ đồng.
Về giai đoạn II (dự kiến thực hiện từ năm 2023 - 2028), ông Sơn cho hay, dự án sẽ tiến hành đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam, gồm các đoạn: Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Cam Lâm (Khánh Hòa, ĐT655B) với quy mô bốn làn xe cao tốc, nền đường rộng 17m.
Ông Sơn cho hay, t ổng chiều dài giai đoạn II của dự án khoảng 688km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 103.196 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ khoảng 44.456 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư khoảng 58.740 tỷ đồng. Giai đoạn III của dự án được dự kiến triển khai sau năm 2028. Dự án sẽ tiến hành hoàn chỉnh tuyến cao tốc Bắc - Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 69.123 tỷ đồng.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phương án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam . Về phương án đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng toàn tuyến các đoạn sẽ được tiếp tục đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 và sau năm 2020 theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện các dự án. Thủ tướng Chính phủ đồng ý chỉ định thầu tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế theo quy định…
TTXVN/Quang Toàn
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất