21/03/2023 10:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Ông Chu (56 tuổi, Trung Quốc) bị đau vai cách đây khoảng nửa năm. Càng về sau cơn đau càng nhiều, xoa bóp thuốc gì cũng không có tác dụng.
Theo lời mọi người khuyên bảo, có thể ông Chu bị mắc bệnh viêm khớp. Bệnh này sau 50 tuổi rất phổ biến, không có gì đáng lo ngại, tìm đúng thuốc sẽ thuyên giảm. Ông Chu thấy có lý nên tự điều trị ở nhà.
Chỉ đến khi vai phải của ông Chu đau đến mức không cử động được, ông mới đến bệnh viện khám. Để xoa dịu cơn đau tạm thời, bác sĩ đã tiến hành châm cứu cho ông.
Sau khi hỏi kỹ, bác sĩ biết được vai phải của ông Chu không chỉ đau ban ngày mà còn ê nhức vào ban đêm, khiến ông khó ngủ. Theo đề nghị của bác sĩ, ông Chu đã đi chụp X-quang vùng ngực trước. Kết quả thật bất ngờ! Hoá ra, ông Chu bị đau vùng vai là do xuất hiện khối u nằm trong phổi. Và ông được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.
Bác sĩ giải thích, phía trên đỉnh phổi là các lối ra của lồng ngực, xung quanh có nhiều dây thần kinh. Khi khối u phát triển ở đỉnh phổi sẽ chèn lên vùng này và các dây thần kinh xung quanh. Từ đó gây ra hiện tượng đau nhức vai và lưng.
Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên đối với mọi người: Khi xuất hiện những cơn đau bất thường cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để điều trị. Đặc biệt, nếu bạn đau ở 4 vị trí sau trên cơ thể thì càng cần phải chú ý.
Nguyên nhân của đau đầu rất phức tạp. Đau đầu nhiều có thể liên quan đến tụ máu dưới màng cứng. Trong khi đau đầu dữ dội, đột ngột có thể do xuất huyết não hoặc tăng huyết áp.
Nếu đau đầu kèm theo nôn mửa, sốt, phát ban thì có thể bạn bị nhiễm trùng hộp sọ, viêm mạch máu,… Lúc này, bạn cần nhanh chóng tới bác sĩ để tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt, từ đó điều trị dứt điểm.
Còn nếu cơn đau đầu dữ dội diễn ra vào sáng sớm, ban ngày hoặc ban đêm có thể là do u não gây ra.
Đau bụng khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân. Đau bụng dữ dội, đột ngột, cảm thấy vùng bụng cứng có thể liên quan đến đường tiêu hoá. Đau bụng dai dẳng ngày càng nặng kèm theo triệu chứng nôn mửa, không đi đại tiện được có thể do tắc ruột cấp tính.
Ngoài ra, cơ thể xuất hiện cũng có thể gây đau bụng. Chẳng hạn ung thư buồng trứng sẽ gây chướng bụng, đau bụng. Ung thư gan và ung thư ống mật sẽ gây đau hạ sườn phải. Ung thư dạ dày sẽ gây đau bụng vùng trên.
Khi bạn bị đau bụng trong thời gian dài kèm theo phân có máu hoặc phân có dấu hiệu bất thường thì nghi ngờ khả năng mắc khối u đường ruột.
Đau thắt lưng là cảm giác đau nhức, sưng tấy ở vùng thắt lưng. Triệu chứng này thường liên quan đến các bệnh như thoát vị đĩa nệm, loạn sản sụn xương,…
Nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của ung thư. Nếu cơn đau lưng lan dần từ thắt lưng ra các vị trí khác trên cơ thể, nhất là vào ban đêm kèm theo mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân thì có thể là do khối u đã di căn vào xương.
Ngoài ra, bệnh đa u tuỷ còn có thể gây đau nhức xương, gãy xương kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, da nhợt nhạt, đánh trống ngực và khó thở. Vì vậy, nếu bạn xuất hiện cơn đau thắt lưng dù ít hay nhiều cũng nên đến bác sĩ để được thăm khám.
Đau xương thường do chấn thương, nhiễm trùng, thoái hoá hoặc có khối u. Viêm xương khớp và loãng xương thông thường là do thoái hoá.
Khi có cơn đau toàn thân và dai dẳng, kèm theo sốt nhiều lần, mệt mỏi cùng các triệu chứng bất thường khác thì bạn cần cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư xương.
Cơ thể xuất hiện cơn đau ở các vị trí khác nhau là hồi chuông báo động và đau mãn tính được xếp vào loại bệnh. Đứng trước cơn đau, chúng ta cần thay đổi nhận thức, không nên cố gắng chịu đựng hay sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau. Bởi điều này có thể đẩy lùi cơn đau tạm thời nhưng sẽ khiến bạn bỏ lỡ thời điểm chữa trị tốt nhất. Hãy đến ngay bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất