29/11/2016 22:15 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Mất trí nhớ là một bệnh nặng, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người đó mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho bạn bè và người thân, bởi bạn không chỉ quên mất cách thực hiện những công việc thường ngày mà thậm chí còn không thể nhận ra những người xung quanh.
Nếu có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh, chúng ta có thể làm chậm sự tiến triển của nó.
Tiếp nối phần 1, dưới đây là những dấu hiệu tiếp theo cảnh báo chứng bệnh mất trí nhớ.
Dấu hiệu 7: Không có khái niệm về thời gian
Một trong những dấu hiệu quan trọng khác của chứng mất trí nhớ là không hề có khái niệm về thời gian. Với những người này, giây cũng như phút, phút cũng như giờ, ngày cũng như tháng, tháng cũng như năm…
Tất nhiên, vì là giai đoạn đầu nên các biểu hiện này chưa thực sự rõ ràng. Đôi khi nó chỉ là dấu hiệu thoảng qua với câu hỏi: 4 giờ chiều tức là như thế nào nhỉ? Hoặc cũng có thể, khi người khác đề cập đến các đơn vị tính thời gian như: ngày mai, tuần sau, tháng tới…, bạn đều không có khái niệm rõ ràng về chúng. Điều này dẫn tới tình trạng quên deadline công việc, hủy hẹn vô cớ với một ai đó…
Dấu hiệu 8: Không nhớ ra mình đang ở đâu
Không thể xác định được vị trí, đó là vấn đề mà người mất trí nhớ thường xuyên gặp phải. Khi bệnh mới bắt đầu, nó sẽ biểu hiện là: đang ngồi trong phòng khách gia đình, bạn bỗng dưng tự hỏi: đây là nơi nào? Đang làm việc ở văn phòng, bạn tự nhiên hốt hoảng: “Tại sao tôi lại ở đây?”.
Dù biểu hiện này chỉ xuất hiện trong vài giây, nhưng rõ ràng nó cũng cũng phần nào cho thấy bộ nhớ của bạn đang bị tổn thương. Và khi đó, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Dấu hiệu 9: Khó khăn trong viết lách
Cũng giống như việc sử dụng ngôn từ trong khi nói, người gặp chứng mất trí nhớ cũng thấy khó khăn trong việc viết lách, cho dù trước đó họ là nhà văn hay một người thường xuyên phải sử dụng văn bản.
Thông thường, bạn sẽ không biết phải bắt đầu viết một câu như thế nào cho đầy đủ ý. Tất nhiên, việc này không bao gồm việc bạn bí ý tưởng khi viết. Nó đơn thuần là ngay cả những câu bình thường nhất, bạn cũng không biết cách viết thế nào.
Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện sẽ đơn giản hơn, chẳng hạn: trong khoảng thời gian nào đó, bạn không thể viết một tấm thiệp chúc mừng hoàn chỉnh hay một email thông báo về công việc… Điều này khiến bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng.
Dấu hiệu 10: Hay lặp lại
Bởi vì quên, vì không nhớ nên người gặp chứng mất trí nhớ thường làm lại việc mình vừa làm xong. Chẳng hạn, có thể lau nhà 2 lần trong một giờ mà chẳng vì bất cứ nguyên nhân nào. Có người thậm chí vừa ăn cơm xong lại tiếp tục dọn mâm ra…
Tất nhiên, đây là những dấu hiệu khi đã nặng, còn khi mới chớm bệnh, đó có thể là việc hỏi đi hỏi lại một câu vừa hỏi xong. Nếu bạn không nghe rõ câu trả lời thì đây là việc hoàn toàn bình thường, song nếu chợt nhận ra rằng: hinh như mình vừa mới hỏi câu này xong thì hãy coi chừng thêm các dấu hiệu khác nữa.
Dấu hiệu 11: Gặp vấn đề khi theo dõi mạch phim, truyện
Do khả năng tập trung kém nên những người này thường khó liên kết các tình tiết trong phim, truyện… Họ có thể xem một bộ phim dài, nhưng rồi giật mình không biết bộ phim đang nói về vấn đề gì, hay câu truyện đang kể về cái gì. Ngay cả trong câu truyện thường ngày, những người này cũng thỉnh thoảng giật mình không hiểu mình đang nghe cái gì, nói cái gì…
Dấu hiệu 12: Sợ sự thay đổi
Đây được coi là dấu hiệu đáng sợ nhất của chứng mất trí nhớ. Bởi vì, lúc này, có thể, người bệnh đã nhận ra sự suy giảm trí nhớ của mình và bắt đầu lo sợ. Họ sợ quên đường về nhà nên không dám đi đường khác mà sẵn sàng chịu tắc hàng giờ, mặc cho đường tắt hoàn toàn thông thoáng. Họ cũng không dám xáo trộn lịch sinh hoạt cá nhân bởi sợ một ngày nào đó sẽ không thể nhớ gì.
Những người xung quanh khi nhìn thấy biểu hiện này sẽ thấy rất kỳ quặc, thế nhưng, nó là sự tự vệ của những người cảm thấy hình như mình có dấu hiệu của mất trí nhớ.
Nguyên Trang
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất