25/03/2014 13:03 GMT+7 | Truyền hình thực tế
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến Học viện ngôi sao vừa lên sóng tuần qua, đã râm ran lời bình: “cuộc thi hát của các hot boy, hot girl”. Trước đó, một chương trình thi tài năng khác là Ngôi sao Việt ngay sau khi lên sóng đã gây xôn xao vì các thí sinh hát tiếng Việt kém và bị… “Hàn Quốc hóa”.
Khi người đẹp thi hát
Trong chương trình Học viện ngôi sao, các thí sinh phần lớn đã nổi tiếng trước đó trên mạng nhờ ngoại hình ưa nhìn và hát lại (cover) các ca khúc nổi tiếng như: hot girl Hoàng Yến Chibi, Hòa Minzy (Hòa Nguyễn), Rainy Dương; các hot boy Huỳnh Anh (diễn viên), Vương Anh (người mẫu), Minh Châu… hay Gia Bảo (nhạc sĩ có nhiều bài tuổi teen yêu thích).
Dù không rầm rộ hot boy, hot girl như Học viện ngôi sao nhưng Ngôi sao Việt cũng có những gương mặt đẹp (các cô gái Bảo Ngọc, Anh Phương, Đặng Thu Giang, hot boy Soobin Hoàng Sơn…). Tập 2 lên sóng hôm 22/3, giám khảo - nam ca sĩ Hàn Quốc Mario gây ngỡ ngàng khi liên tục cứu 2 thí sinh xinh đẹp dù họ có chất giọng bị đánh giá kém.
Khi Huỳnh Anh (từng đóng phim Bi, đừng sợ) hát Valentine chờ (trong Học viện ngôi sao) khá yếu, như hát karaoke, giám khảo Huy Tuấn nhận xét: “Hình dung của các bạn trẻ về con đường ca hát, sự nổi tiếng hay ánh hào quang sân khấu rất khác so với những gì thực sự xảy ra đằng sau sân khấu. Qua chương trình này, tôi hy vọng Huỳnh Anh sẽ có lựa chọn đúng đắn rằng mình thực sự thuộc về nơi này hay không”.
Nhưng Huỳnh Anh chắc chắn không phải là thí sinh duy nhất cần nghĩ lại. Nếu chỉ xét trong phạm vi một cuộc thi, điều này không công bằng, nhưng nếu nhìn rộng ra thị trường âm nhạc thì đành phải chấp nhận: đó là lợi thế. Nhìn vào kiểu cách thời trang, phong cách trò chuyện và khả năng ca hát, các thí sinh “hot” có thể trở thành ngôi sao của nhạc pop thị trường nếu “vào guồng”. Nhưng chạy theo hình tượng mà bỏ quên thứ quan trọng nhất - giọng hát - đôi khi lại phản cảm.
Hoàng Yến, một trong những thí sinh gây chú ý nhất, hát Khoảng trời của bé với ca từ: “Cơn bão chiều qua cuốn đi ngôi nhà, từ đây em bé bơ vơ. Sẽ không còn cha, sẽ không còn mẹ nữa” lại cười rất rạng rỡ, nhí nhảnh. Đến nỗi giám khảo Phương Linh phải nhắc nhở: “Em hãy về xem lại biểu cảm khuôn mặt và nói cho tôi biết em nhận ra điều gì”.
“Ngôi sao Việt”: Có cần bản sắc Việt?
Chương trình Ngôi sao Việt ngay từ tập đầu đã bị nhận xét “Hàn Quốc hóa”, nhưng có gì phải bất ngờ? Không nên hiểu Ngôi sao Việt theo tên dịch vì sẽ nhầm là “phải có bản sắc Việt”. Tên tiếng Anh của chương trình là VK-Pop Superstar (VK: Việt - Hàn), tức tuyển người Việt để đào tạo theo công nghệ Hàn Quốc “chính hãng”.
Nếu hiểu vậy sẽ đỡ thắc mắc tại sao các thí sinh hát tiếng Việt “đơ” còn hát tiếng Anh, tiếng Hàn khá. Ngay từ vòng loại, các thí sinh đã được phỏng vấn: “Em thích thần tượng Hàn Quốc nào?”. Những cái tên được đưa ra: DBSK, 2NE1, IU…
Dễ nhận thấy Phương Thanh muốn cổ vũ cho chất “Việt” ở chàng trai này, nhưng vấn đề là anh chẳng có vẻ gì phù hợp với công nghệ tạo sao của Hàn Quốc mà Ngôi sao Việt nhắm đến. Giám khảo Mario khuyên có lý hơn: “Mong rằng bạn đừng tiếp tục với cuộc thi mà hãy đi theo con đường riêng của mình”. Bởi, tài năng của Ykroc chưa chắc đã làm nên chuyện ở Hàn Quốc.
Cần, nhắc lại một lần nữa, điểm đến của cuộc thi là Hàn Quốc, nơi các nhóm nhạc tồn tại rất đồng bộ: ngoại hình đẹp, vũ đạo bắt mắt, giọng hát tốt cộng kỹ năng tham gia truyền hình thực tế (hoạt ngôn, hài hước, biết bày trò).
Nền âm nhạc giải trí Hàn Quốc rất ít ca sĩ solo, các nhóm đông người được tuyển chọn rất “chuyên môn hóa”: người thật đẹp làm gương mặt đại diện, người nhảy giỏi làm “cỗ máy nhảy”, người hát hay làm giọng ca chính. Nhưng giọng ca chính thường không nổi bằng gương mặt đại diện. Chẳng hạn, thành viên Yoon A nổi tiếng nhất nhóm SNSD nhờ đẹp nhất dù giọng hát bình thường.
Mi Ly
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất