Cung cấp nhiều luận cứ khoa học về quá trình Duy tân tại Huế

19/12/2023 16:31 GMT+7 | Văn hoá

Ngày 19/12, tại thành phố Huế, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp với Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Aix - Marseille (IRASIA) và Viện Đông Á thuộc Đại học Lyon (Pháp) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Quá trình Duy tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc". 

Hội thảo thu hút đông đảo nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam và Pháp.

Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ thông tin, tư liệu lưu trữ để góp phần làm rõ hơn quá trình giao lưu văn hóa Việt - Pháp trong lịch sử.

Cung cấp nhiều luận cứ khoa học về quá trình Duy tân tại Huế - Ảnh 1.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Đặc biệt, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin, luận cứ khoa học nhằm làm sáng rõ hơn bức tranh về quá trình Duy tân tại Huế và vùng Trung Bộ trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển; trong đó, có mối liên hệ với miền Bắc và miền Nam. Hội thảo lần này càng mang ý nghĩa hơn trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai các hoạt động đánh giá thành tựu 40 năm đổi mới, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp.

Cung cấp nhiều luận cứ khoa học về quá trình Duy tân tại Huế - Ảnh 2.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã tập trung thảo luận, chia sẻ những nội dung liên quan đến bối cảnh lịch sử xã hội Huế và Trung Bộ thời kỳ Pháp thuộc từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX… 5 chủ đề chính được tập trung làm rõ gồm: Quá trình tiếp xúc văn hóa Việt - Pháp trong lịch sử; di sản Hán Nôm và quá trình lưu trữ; giáo dục và đào tạo; văn hóa và nghệ thuật; tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng.

Nhiều tham luận đã mang lại ấn tượng, thu hút sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam và Pháp như: Những di vật cung đình Huế được dòng họ Vannier kế thừa và bảo quản; Sưu tập di sản Hán Nôm của người Pháp thời thuộc địa; Bối cảnh xã hội thời kỳ 1885 - 1945 và sự tác động đến mục tiêu giáo dục trong gia đình Huế; Canh tân giáo dục ở Trung kỳ đầu thế kỷ XX; Phong trào phụ nữ ở Trung kỳ… Ban Tổ chức kỳ vọng, Hội thảo sẽ mở ra những nghiên cứu tiếp theo, mang tính chuyên sâu với việc công bố nhiều tài liệu lưu trữ có giá trị, góp phần làm rõ quá trình Duy tân ở Huế và vùng Trung Bộ trong lịch 

Tường Vi/TTXVN

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm