10/02/2012 10:48 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Trong khi dự thảo Báo cáo về Công tác văn hóa, thể thao & du lịch năm 2011 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 sắp trình Chính phủ nhận định: công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước đây, thì những ngày qua, dư luận lại “dậy sóng” với thông tin: hỗn loạn vì ấn đền Trần (Nam Định) phát đến ngày thứ 2 đã hết.
Trao đổi với phóng viên, bà Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, năm 2012, số ấn được đóng tăng khoảng 40% so với năm 2011 (với hơn 200.000 lá ấn đã được đóng, trong khi con số này của năm 2011 chỉ là 140.000 lá ấn). Bà Tính giải thích thêm, thông tin hết ấn có thể chưa chính xác. Vì thực tế, nhà đền phát ấn theo giờ và theo đăng ký từ trước.
Bên lề cuộc Hội nghị Triển khai Công tác văn hóa, thể thao & du lịch năm 2011 diễn ra hôm qua (9.2) tại Quảng Ninh, ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ VH,TT&DL cho biết, thanh tra bộ sẽ xuống làm việc tại Nam Định để kiểm tra thông tin như vậy có chính xác không, sau đó sẽ báo cáo lãnh đạo bộ để rút kinh nghiệm cho mùa lễ hội năm sau.
Lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định) năm 2012.
Trong khi đó ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, đơn vị chủ trì đề án phát ấn đền Trần, đồng quan điểm là sẽ phải rút kinh nghiệm cho mùa lễ hội sau. “Hiện tượng thừa - thiếu rất dễ xảy ra dù đã tính toán con số dư khá lớn. Trước mắt chúng tôi đề nghị UBND thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, cũng như nhà đền chọn giải pháp tối ưu, có thể giải quyết tình huống thiếu ấn, hoặc đáp ứng được phần nào mong muốn của người dân”. Trả lời câu hỏi có nên đóng thêm ấn để đáp ứng nhu cầu của người dân và tránh xảy ra tiêu cực, lộn xộn, ông Nguyễn Chí Bền cho rằng, in thêm ấn sẽ là một phương án. Tuy nhiên, ông nói thêm, đây là chuyện tâm linh, nếu được sự đồng thuận của các cụ, tổ từ hoặc nhà đền chấp thuận thì việc này sẽ được giải quyết. Câu hỏi trên cũng được đặt ra với bà Cao Thị Tính, nhưng bà khẳng định, sẽ không có chuyện đóng thêm ấn. “Lý do là đây không phải vấn đề kỹ thuật mà hoàn toàn mang yếu tố tâm linh. Theo truyền thống từ xưa tới nay là như vậy. Việc in ấn phải đợi thời khắc thiêng liêng. Trong đêm 14 tháng Giêng, in, dâng, trình, lễ như vậy rồi, không thể in thêm một cách bừa bãi được. Lễ hội này khác với các lễ hội khác, độc đáo là ở chỗ đó. Ai không xin được ấn thì năm sau đi sớm hơn” - bà Tính nói.
Những con số “biết nói” của ngành văn hóa năm 2011 Hôm qua (9.2), tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ VH, TT&DL tổ chức Hội nghị Triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2012. TT&VH ghi nhận những con số “biết nói” của ngành văn hóa trong năm 2011:
* Chỉ tính riêng tháng 2-3/2011, số lượt người dự lễ hội tăng vượt trội so với năm trước: Đền Hùng đạt 2 triệu lượt; Yên Tử đạt 1,2 triệu; chùa Hương đạt 1,5 triệu; Đền Cửa Ông đạt 24 vạn; Bái Đính trên 1 triệu… |
Hoàng Lê
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất