Tuyển Việt Nam và 'mối họa' tiềm ẩn từ Campuchia

30/10/2016 19:13 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Campuchia là cái tên cuối cùng góp mặt tại AFF Suzuki Cup 2016 sau khi vượt qua vòng loại một cách thuyết phục. Sau 8 năm họ đã trở lại, những đội bóng khác tại bảng B sẽ không thể đánh giá thấp “những chiến binh Angkor”.

ĐTQG Campuchia trở lại giải vô địch các QG Đông Nam Á sau 8 năm lỡ hẹn. Họ sẽ chạm trán đội đương kim Á quân Malaysia ở trận khai màn giải đấu vào ngày 20/11 tới đây tại thành phố Yangon, Myanmar. Chính Malaysia hay Myanmar cũng không dám đánh giá thấp đối thủ này và có 5 lý do để cần thật sự dè chừng Campuchia.

1. Sẵn sàng gây chấn động ở sân khấu lớn

Sau 8 năm vắng mặt tại giải bóng đá lớn nhất Đông Nam Á, Campuchia đã trở lại và rất háo hức hướng tới AFF Suzuki Cup 2016.

Ở những lần tham dự trước đây, Campuchia chỉ thắng hai trong 19 trận đấu, nhưng đó đã là câu chuyện cũ. Khoảng cách giữa các đội bóng trong khu vực nay đã được thu hẹp đáng kể. Việt Nam hay Malaysia sẽ khó có thể ghi đến 8, 9 bàn vào lưới Campuchia như trước đây.

Tại AFF Suzuki Cup 2014, cả Myanmar và Lào đều cho thấy sự tiến bộ, đặc biệt là Myanmar. Họ hòa đội chủ nhà Malaysia 0-0 ở trận mở màn và chỉ thua hai bàn trước những đội bóng từng 4 lần vô địch giải đấu là Singapore và Thái Lan.

2. Diện mạo đội tuyển Campuchia được cải thiện

Những năm gần đây, Campuchia phải đối mặt với những trận đấu đầy khó khăn, hầu hết các trận đấu thuộc vòng loại World Cup và Asian Cup, đương nhiên, họ phải nhận những thất bại đậm đà như thua 0-6 trước Syria.

Tuy nhiên, Campuchia thể hiện rất tốt khi đối đầu với người khổng lồ của bóng đá châu Á, Nhật Bản, đội bóng ghi đến 27 bàn thắng tại bảng E. Họ thua 0-3 khi đến làm khách trên đất Nhật và khi trở về Phnom Penh họ chỉ còn thua có 0-2.

Chất lượng đội tuyển Campuchia còn được thể hiện khi có giành chiến thắng trong trận đấu giao hữu với Singpore vào tháng 7 vừa qua, trước khi họ chi phối hoàn toàn vòng loại AFF Suzuki Cup 2016.


Người dân Campuchia được đánh giá sẽ sớm trở thành một trong những nhóm CĐV cuồng nhiệt nhất tại khu vực.

3. Sự trợ giúp từ bóng đá Hàn Quốc

HLV Lee Tae Hoon đã gắn bó với bóng đá Campuchia trong 6 năm. HLV 55 tuổi từng lèo lái "con thuyền" ĐTQG Campuchia trong năm 2010 trước khi rời đi. Hai năm sau ông trở lại với bóng đá Campuchia vào tháng 9/2013.

Dưới sự dẫn dắt của HLV Lee, lãnh đạo bóng đá Campuchia đã được đề xuất và quyết tâm gắn bó với bóng đá Hàn Quốc. Thể lực luôn là điểm yếu phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á trong môn bóng đá nhưng cho đến lúc này, Campuchia đã thể hiện họ có thể thi đấu đầy mạnh mẽ đến phút cuối cùng.

HLV Lee thích sử dụng sơ đồ 3 hậu vệ, với những miếng tấn công cánh, đó là một hệ thống không thường thấy với bóng đá khu vực. Chính điều này sẽ khiến những HLV của Việt Nam, Malaysia hay Myanmar cần suy nghĩ kĩ trước các cuộc chạm trán với “những chiến binh Angkor”.

Khi rào cản là Campuchia

Khi rào cản là Campuchia

Trong quá khứ và hiện tại, Campuchia chỉ là một nền bóng đá nhược tiểu, không thể xếp “cùng mâm” với Bóng đá Việt Nam. Liên đoàn bóng đá Campuchia chỉ mới được thành lập năm 1982, tức là còn khá non trẻ. Tuy nhiên...






4. Những tài năng xuất hiện nhiều hơn

Nếu liệt kê danh sách những cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Campuchia chúng ta sẽ tìm thấy huyền thoại Hok Sochetra và một vài người nữa. Thật sự rất ít. Đến hiện tại, những tài năng bản địa của Campuchia đã nhiều hơn. Công bằng mà nói, những cái tên ấy có thể trở thành ngôi sao ở khu vực Đông Nam Á. Khi nhắc đến vấn đề này, cái tên mà mỗi người Campuchia đều muốn nhắc tới là Chan Vathanaka, cầu thủ trẻ từng gây sốt với 4 bàn thắng trong một trận đấu tại AFC President’s Cup năm 2013.

Cậu ấy có kĩ năng và những cú dứt điểm chính xác. Tiền đạo của Boeung Ket Angkor đã mở màn cho chiến thắng trước Timor Leste tại vòng loại cho dù anh là ngôi sao duy nhất trong đội hình.

Với ba bàn thắng ở vòng loại, tiền vệ Prak Mony Udom chắc chắn sẽ khiến những cầu thủ phòng ngự tại AFF Suzuki Cup 2016 phải đau đầu. Và còn những mối đe dọa khác đến từ Keo Sokpheng, Chhin Chhoeun và Samoeun Pidor, những cầu thủ rất nguy hiểm khi chơi tấn công cánh.

Với vấn đề thể lực và phòng ngự, những Tith Dina, Chrerng Polroth và Thierry  Chantha Bin được coi là những “cỗ máy” đầy năng lượng. Trong khi đó, Sok Sovan, Soeuy Visal và Nub Tola đang xác lập sự vững chắc ở hàng phòng ngự.

5. Cổ động viên cuồng nhiệt

CĐV Campuchia sẽ đến cổ vũ cho ĐTQG ở vòng bảng với số lượng lớn là điều được dự báo sớm. Sự ủng hộ của người hâm mộ Campuchia luôn được minh chứng ở mỗi giải đấu có ĐTQG. Thật khó tưởng tượng nếu Campuchia vào đến bán kết của giải đấu khung cảnh ở SVĐ sẽ tuyệt vời đến thế nào.

Malaysia, Myanmar hay Indonesia là những CĐV cuồng nhiệt nhất trong khu vực và người dân Campuchia đang ngày gần tiến sát đến mức độ ấy. Vào năm 2015, trong trận đấu với Singapore tại vòng loại World Cup khu vực châu Á, CĐV Campuchia đã lấp đầy SVĐ Olympic với sức chứa 63.000 người. 

Ở những SVĐ nhỏ hơn tại Myanmar họ vẫn tiếp thêm nhiều động lực cho các cầu thủ nước nhà, hát hò và cổ vũ suốt 90 phút.

Hiếu Lương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm