07/10/2021 19:55 GMT+7 | Các ĐTQG
(Thethaovanhoa.vn) - Tuyển Việt Nam đã dá phòng ngự phản công trong 3 trận gặp nhất gặp UAE, Ả rập Xê út và Úc. Nhưng trong trận đấu với tuyển Trung Quốc, HLV Park Hang Seo có thể cho các cầu thủ đá tấn công nhiều hơn.
LỊCH WORLD CUP 2022 - KẾT QUẢ - BXH
Vòng loại World Cup 2022 châu Á:
* Hàn Quốc 2-1 Syria (bảng A)
* 21h30, 7/10: Iraq vs Liban (A)
Soi kèo, nhận định Iraq vs Liban
* 23h45, 7/10: UAE vs Iran (A)
Soi kèo, nhận định UAE vs Iran
* 00h00, 8/10: Trung Quốc vs Việt Nam (B, VTV6)
Trực tiếp Trung Quốc vs Việt Nam
Soi kèo, nhận định Trung Quốc vs Việt Nam
* 00h00, 8/10: Ả rập Xê út vs Nhật Bản (B)
Trực tiếp Ả rập Xê út vs Nhật Bản
Soi kèo, nhận định Ả rập Xê út vs Nhật Bản
* 01h30, 8/10: Úc vs Oman (B)
LỊCH WORLD CUP 2022 - KẾT QUẢ - BXH
Ở 3 trận gặp UAE, Ả rập Xê út và Úc, Việt Nam tuy đá phòng ngự phản công nhiều nhiều khi chúng ta chơi gần như tử thủ, yếu tố “phản công” gần như không tồn tại.
Tiến Linh cực kỳ đơn độc, lạc lõng ở phía trên vì có quá ít bóng, không có đồng đội hỗ trợ, phối hợp trong những lần ít ỏi tuyển Việt Nam lên bóng. Nhưng mọi chuyện có thể khác đi ở trận đấu với Trung Quốc vì một số li do.
Thứ nhất, tuyển Việt Nam không chịu sức ép tâm lí nào nên chúng ta nên và phải không chỉ chơi phản công mà còn chơi tấn công để khai thác nhiều nhất có thể tiềm năng chơi bóng của các tuyển thủ, cũng như giúp Tiến Linh phát huy tốt hơn khả năng săn bàn của mình.
Nên nhớ, Tiến Linh không mạnh về tốc độ nên không thích hợp đá phản công và rất khó gây bất ngờ cho đối thủ khi phải lùi về quá sâu để nhận bóng.
Nếu Việt Nam chỉ đá phòng ngự phản công với hàng tiền vệ lùi sâu, Tiến Linh sẽ lại trở nên lạc lõng ở phía trên và chúng ta rất khó tạo bất ngờ và đạt được hiệu quả từ những pha phản công với việc Tiến Linh lại phải lùi xuống sâu để kiếm bóng.
Muốn tối ưu hóa Tiến Linh, ông Park phải tạo sợi dây kết nối tốt hơn các giữa tiền vệ với cầu thủ này và để Tiến Linh đá gần cấm địa đối phương hơn những trận trước đó.
Thứ 2, rõ ràng Trung Quốc không mạnh như UAE, Ả rập Xê út và Úc nên chúng ta càng có lí do để chơi tấn công nhiều hơn thay vì chỉ chăm chăm phòng ngự.
Thứ 3, tấn công cũng là một cách phòng ngự. Nếu tuyển Việt Nam chú trọng đá thủ quá nhiều, tạo cơ hội cho Trung Quốc gây sức ép liên tục thì dù chơi với số đông bên sân nhà, nguy cơ chúng ta bị thủng lưới vẫn rất cao.
Chỉ khi Việt Nam kết hợp được giữa phòng ngự chặt chẽ và tấn công gây sức ép ngược trở lại lên khung thành Trung Quốc thì chúng ta mới giải tỏa bớt được sức ép lên hàng thủ và mở ra nhiều cơ hội làm bàn hơn.
Thực tế diễn biến của các trận đấu với Úc và Nhật Bản cho thấy Trung Quốc phòng ngự không thực sự chắc chắn.Chất lượng kỹ thuật và khả năng xoay trở của các hậu vệ Trung Quốc không cao.
4 bàn thua phải nhận ở 2 trận đấu nói trên chưa phản ứng chính xác chất lượng phòng ngự của Trung Quốc vì thực tế họ để đối thủ bắn phá tới 28 lần. Nếu các mũi nhọn của Úc và Nhật Bản dứt điểm tốt hơn thì Trung Quốc đã thất bại nặng nề hơn nữa.
Đó là thực tế đáng để tuyển Việt Nam tham khảo và lựa chọn cách tiếp cận trận đấu hợp lí nhất có thể. Tin vui với ông Park là Công Phượng đã trở lại và sẵn sàng ra sân ở trận đấu với Trung Quốc.
Tuy phong độ của Công Phượng mỗi lần được ông Park trao cơ hội không thực sự ấn tượng nhưng trong bối cảnh Văn Đức có dấu hiệu sa sút phong độ, sự kết nối giữa Công Phương và Tiến Linh trong sơ đồ 3-5-2 có thể là giải pháp được ông Park tính tế.
K năng rê dắt, lối chơi xông xáo của Công Phượng có thể phát huy tác dụng trước hàng thủ chậm chạp của Trung Quốc. Tiền đạo của HAGL có khả năng cầm bóng tốt và phẩm chất ấy hứa hẹn sẽ giúp anh và Tiến Linh “tìm thấy nhau” dễ dàng hơn nếu họ cùng ra sân ở trận đấu với Trung Quốc.
HT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất