Di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn nằm trên đường Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh là căn hầm bí mật, nơi ẩn náu của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Cuộc sống hiện tại gần gũi, quây quần bên vợ và con nhưng Thương Tín vẫn chưa khi nào nguôi ngoai nỗi nhớ cô con gái nhỏ năm nào đến giờ không rõ tung tích.
Thương Tín từng giữ kỷ lục khó ai vượt qua trong điện ảnh Việt Nam khi đóng tới 12 phim trong 1 năm. Bây giờ, ở cái tuổi gần thất tuần, chỉ sau một cơn đột quỵ, anh đã trở thành một ông già hom hem, khiến nhiều người nhìn mà thảng thốt.
Chị đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nữ biệt động Sài Gòn trung kiên, gan góc mà vô cùng đằm thắm, dịu dàng. Bộ phim đã để lại ấn tượng khó quên đối với người yêu điện ảnh Việt Nam nhiều thế hệ. Niềm hạnh phúc không nhỏ khi vai diễn ni cô Huyền Trang của Thanh Loan được khán giả yêu mến lấy tên nhân vật trong phim đặt tên cho con sau khi xem phim Biệt động Sài Gòn…
Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Tập 15 Ký ức vui vẻ xuất hiện dàn diễn viên Biệt động Sài Gòn cùng những chia sẻ sau hơn 30 năm và nhóm nhạc Bức Tường làm sống dậy ngọn lửa yêu nhạc rock của khán giả Việt.
Đại tá Công an NSƯT Thanh Loan thích mặc áo dài hơn váy dạ hội. Bà đã xuất hiện trong màn mở đầu BST của nhà thiết kế Cao Minh Tiến tại Lễ hội Áo dài Hà Nội vừa khai mạc tối qua ở Hoàng thành Thăng Long.
Một người đàn ông mà các cô gái thời nay sẽ gọi là 'soái ca' - đẹp trai, đào hoa, phụ nữ đẹp cứ lao đến như thiêu thân - nay về già, bị coi là tàn tạ, viết sách vì 'chút tiền mua sữa cho con'...
Ngoài cuộc tình với “nữ hoàng ảnh lịch” Diễm My, Thương Tín từng yêu, “dan díu” với các người đẹp nổi tiếng như Thẩm Thúy Hằng, ca sĩ Hồng Nhung (gốc Hoa), nhà văn Lệ Hằng (nổi tiếng trước 1975)...
Ngày nay, thật khó để kể lại những thành công và sức tác động lớn lao của bộ phim Biệt động Sài Gòn (4 tập, KB: Lê Phương - Nguyễn Thanh, ĐD: Long Vân), vốn được bấm máy từ năm 1982.