Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ

15/04/2024 18:00 GMT+7 | Văn hoá

Ga nằm trên trục đường thiên lý đi về phương Nam và được khánh thành cùng lúc với sự kiện quan trọng như biểu trưng cho công cuộc khai thác thuộc địa thời Pháp, đó là đấu xảo Hà Nội 1902 và cầu Doumer. Lịch sử hơn 120 năm của ga Hàng Cỏ có nhiều dấu ấn đáng nhớ...

1. Cùng với các pháo hạm, đường sắt từng được coi là biểu trưng sức mạnh của chủ nghĩa thực dân trước người dân các xứ bị chinh phục làm thuộc địa. Trong hệ thống đường sắt này, ga Hàng Cỏ là một điểm nhấn.

Ở nước ta, đường sắt xuất hiện trước hết ở Nam kỳ, lúc này đã trở thành thuộc địa của nước Pháp. Tuyến đường sắt đầu tiên này nhằm nối 2 trung tâm cư dân kề sát nhau được coi là thủ phủ của vùng đất mà người Pháp chiếm đóng, đó là Sài Gòn và Chợ Lớn, chỉ dài có 5.112m, trong đó có khoảng 2.300m sau này được sử dụng chung với tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho, dài 71km.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 1.

Khai trương tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho ngày 20/7/1885

Tuyến Sài Gòn đi Chợ Lớn được khánh thành ngày 27/12/1881, còn tuyến Sài Gòn đến Mỹ Tho, ngày 20/7/1885. Như thế, Sài Gòn là ga xe lửa sớm nhất và cũng là đầu mối quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của lịch sử đường sắt Đông Dương.

Tuy nhiên, nhìn vào những hình ảnh có được thì ga (được hiểu đầu mối điểm tàu đỗ và đón đưa khách) ở Sài Gòn cực kỳ sơ sài, nhưng nó lại nằm ngay giữa trung tâm thành phố, gần cả khu chợ cũ, nơi lấp kênh làm đường Charner (nay là Nguyễn Huệ) và chợ mới (Bến Thành). Điều đó cũng cho thấy giới thực dân lúc này chưa hề có tầm nhìn như nhận xét của Toàn quyền Paul Doumer, người đã hoạch định một chiến lược tổng thể về đường sắt ngay trong Chương trình khai thác thuộc địa đầu tiên (1897-1902)...

Tuy nhiên, tuyến đường đầu tiên mà Paul Doumer triển khai lại từ Phủ Lạng Thương lên sát biên giới Trung Hoa, ở Lạng Sơn và khánh thành ngày 24/2/1889, nhằm cả hai mục đích: vừa phòng thủ và vừa đón thời cơ giao thương với thị trường phía Bắc đầy hấp dẫn này.

Tiếp đó, ngay sau khi đạt được sự thỏa thuận với Trung Hoa, Pháp triển khai một đại dự án là tập trung ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt từ Hải Phòng qua Hà Nội và ngược Vân Nam, tất cả đầu mối đều tụ về Hà Nội. Sự việc này diễn ra sau khi thử thách to lớn nhất là xây cầu vượt sông Hồng đã hoàn thành và khai thông vào ngày 28/2/1902, cũng là ngày Paul Doumer về chính quốc…

Cũng trong thời gian này, mặc dầu ưu tiên cho hệ thống đường sắt phía Bắc, nhưng các hạng mục khó nhất cũng được ưu tiên triển khai đồng bộ như cầu Bình Lợi (Sài Gòn), cầu Trường Tiền (Huế), rồi cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)… để đến năm 1936, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được tính từ Hà Nội đến Sài Gòn hoàn tất.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 2.

Điểm đến trên đường Charnerr (nay là Nguyễn Huệ)

2. Một lịch sử tóm tắt như trên đủ thấy vai trò của đầu mối hệ thống xe lửa toàn Đông Dương đã được sớm xác định là thành phố Hà Nội, lúc này đã là thủ phủ của toàn liên bang. Ga Hà Nội được xây dựng như một đầu mối trung tâm của toàn hệ thống là vì vậy.

Chọn địa điểm ở phía Nam Hồ Hoàn Kiếm, nơi được quy hoạch là khu phố mới của thủ phủ, xa khu hành chính chính trị (tập trung quanh Phủ toàn quyền). Ga lại nằm trên trục đường thiên lý đi về phương Nam và được khánh thành cùng lúc với sự kiện quan trọng như biểu trưng cho công cuộc khai thác thuộc địa, đó là đấu xảo Hà Nội 1902 và cầu Doumer (nay là cầu Long Biên).

Địa điểm xây ga Hà Nội hướng ra một quảng trường tạo nên bởi khu đấu xảo, cùng tòa trụ sở của Công ty Hỏa xa Đông Dương - Vân Nam và trục đường hướng thẳng ra khu Đồn Thủy (đường Gambetta, nay là Trần Hưng Đạo), cũng chính là cửa ngõ đầu tiên người Pháp thâm nhập và làm chủ thành phố này. Tất cả cho thấy tầm nhìn của nhà hoạch định chương trình khai thác thuộc địa với tư duy quy hoạch đô thị chỉ hơn một thập niên sau khi Pháp thành lập thành phố Hà Nội (1888). Trước đó, vùng đất này chỉ là một chợ cung cấp các loại thức ăn cho các đại gia súc được dùng cho bộ máy chính quyền Hà Nội (voi, ngựa, trâu, bò…) nên được gọi chung là Hàng Cỏ. Khi mới chiếm, thực dân Pháp đã tạm thời sử dụng làm nơi huấn luyện và đua ngựa. Đó cũng là lý do vì sao mà sau này dù người Pháp đặt tên chính thức là "Ga trung tâm Hà Nội", nhưng dân chúng vẫn gọi là "ga Hàng Cỏ".

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 3.

Ga Sài Gòn

Ga Hà Nội có quy mô ngay từ đầu đã khá lớn và kiến trúc rất điển hình. Hơn nửa thế kỷ thời thuộc địa 1902 - 1945 và tạm chiến (1947 - 1954), kiến trúc ga Hà Nội chủ yếu là điều chỉnh mở rộng quy mô. Tuy nhiên, lần thay đổi lớn nhất là năm 1972, trước chiến dịch ném bom rải thảm trung tâm thành phố Hà Nội (Giáng sinh 1972), thì ngày 11/10 năm đó, máy bay Mỹ đã ném bom trúng vào tòa nhà trung tâm của ga Hà Nội và tòa đại sứ Pháp tại Việt Nam. Khắc phục hậu quả, ngành đường sắt Việt Nam đã sửa chữa ga Hàng Cỏ, nâng cao thêm tầng và thay đổi diện mạo khối kiến trúc trung tâm có phần không đồng bộ như ngày nay.

Trong lịch sử, ga Hàng Cỏ nổi bật trong ký ức về những chuyến tàu "Nam tiến" ngay trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như ngược lên phía Bắc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương tổ quốc.

Và ga Hàng Cỏ đặc biệt để lại dấu ấn đậm nét trong lễ đón Bác Hồ sau chuyến đi thăm Pháp (1946) khi về nước đã cập bến Hải Phòng và đi bằng tàu hỏa về tới Hà Nội chiều ngày 21/10/1946.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 5.

Ga Mỹ Tho

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 6.

Ga Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 7.

Ga Hà Nội (Hàng Cỏ) đang xây cùng lúc với nhà đấu xảo

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 8.

Ga Hàng Cỏ lúc đang xây, nhìn từ bên trong

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 9.

Ga Hàng Cỏ lúc mới hoàn thành

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 10.

Ga Hàng Cỏ tiếp quan khách đầu tiên là toàn quyền Beau đến nhậm chức ngày 3/11/1902 và khánh thành

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 11.

Đầu máy dự lễ khánh thành

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 12.

Hành khách buổi ban đầu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 13.

Hành khách buổi ban đầu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 14.

Phía trước nhà ga là trụ sở Công ty Hỏa xa Đông Dương - Vân Nam

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 15.

Khung cảnh nhà ga buổi ban đầu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 16.

Sau khi được nối dài

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 17.

Hệ thống giao thông trung chuyển giữa đường sắt và nội thị

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 18.

Khung cảnh sầm uất trước cửa ga

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 19.

Phía trong nhà ga đã hoàn chỉnh

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 20.

Hệ thống điện ánh sáng trong sân ga

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 21.

Khung cảnh hoàn thiện bên trong nhà ga

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 22.

Khu sửa chữa và bảo dưỡng đầu máy, toa xe

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 23.

Sảnh bán vé trong nhà ga

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 24.

Toàn cảnh từ không ảnh (năm 1930)

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 25.

Lễ đón vua Khải Định ngự giá đến Hà Nội bằng xe lửa năm 1918

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 26.

Lễ đón cựu Bộ trưởng Thuộc địa Pháp đến Hà Nội năm 1931

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 27.

Các chuyến tàu đưa bộ đội Nam tiến năm 1945 từ ga Hàng Cỏ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 28.

Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ga Hàng Cỏ chiều 21/10/1946, kết thúc chuyến đi thăm Pháp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 97): Lịch sử ga Hàng Cỏ - Ảnh 29.

Ga Hà Nội bị máy bay Mỹ ném bom tháng 10/1972

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm