Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân

05/02/2024 11:04 GMT+7 | Văn hoá

"Vui nhất là chợ Đồng Xuân/ Thức gì cũng có xa gần bán mua". Câu ca dao này hẳn ra đời muộn hơn năm 1888, là thời điểm chính quyền thực dân Pháp bắt tay vào quản lý Hà Nội như một thành phố "nhượng địa" theo chỉ dụ của vua Đồng Khánh và ngày 6/4/1888 đã ký một quyết định thành lập một ngôi chợ mới để đến năm 1890 khánh thành.

1. Thực chất, đây là quyết định chuyển địa điểm của chợ Cầu Đông vốn tồn tại từ xa xưa tại địa điểm cũ là phía Nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch, sang một địa điểm mới, dịch chuyển về phía Bắc, sau khi chiếc cầu đá đã bị dỡ bỏ cùng với dòng sông đã bị lấp đầy. Dấu tích Cầu Đông nay còn gắn với ngôi chùa cổ trên phố Hàng Đường và tên gọi Cầu Đông thì là tên của một ngách phố bên chợ song song với Hàng Chiếu và Hàng Khoai.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 1.

Từ bến sống Hồng các thùng mắm được gánh vào phố để bán

Ngôi chợ mới trong văn bản của Tây gọi là "Les Halls centrales", hoặc "Grand Marché" để nhấn mạnh đến quy mô cũng như tính chất "đầu mối" hàng hóa từ tứ xứ đưa về. Vì trước kia chợ chỉ có quy mô làng, còn trong phố của Thăng Long - Hà Nội trước đó cấu trúc như là những phường hội nghề gắn với tên phố có mối liên hệ với các làng nghề gốc của nhiều tỉnh xung quanh. Ngoài các cửa hàng trong phố, vẫn duy trì các phiên chợ để giao dịch mua bán hàng hóa như lề thói xưa…

Tuy nhiên dân chúng vẫn lấy tên tổng "Đồng Xuân" để đặt cho tên chợ.

Về kiến trúc, nét khác biệt của chợ Đồng Xuân không chỉ vì nó rộng mà còn vì nó được lắp đặt bằng khung thép và lợp mái tôn, những vật liệu hồi đó rất mới lạ và ưu việt so với những mái lá lụp xụp, hoặc những mái ngói nặng nề của những ngôi chợ cũ....

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 2.

Chợ rong vẫn họp trên phố theo phiên

Đến đầu thế kỷ XX, một tuyến xe điện chạy ngang qua cổng chợ xuất phát từ phía chợ Bưởi (Thụy Khuê, nơi có đề-pô xe điện) để đi vào khu trung tâm thành phố là Bờ Hồ, rồi theo những tuyến khác nhau đi đến chợ Hôm, chợ Mơ hoặc đi ra Hà Đông qua đường Hàng Bột... Tiện lợi của loại giao thông công cộng này khiến cho chợ Đồng Xuân nhanh chóng trở thành một chợ "đầu mối" có quy mô lớn nhất, lại sầm uất nhất, nhờ kết liền với khu buôn bán từ Hàng Đường, Hàng Ngang tới Hàng Đào.

2. Kể từ khi cầu Doumer (Long Biên) khai thông (2/1902) và có ga Đầu Cầu đổ khách xuống bờ sông và Hàng Khoai, đi một đoạn là vào chợ nên Đồng Xuân ngày càng sầm uất.

Từ năm 1924, cầu Doumer mở rộng đường hai bên cho xe cơ giới qua lại thì một bến xe ô tô nối với các tỉnh thành tả hữu sông Hồng được hình thành (bến xe Long Biên) khiến chợ Đồng Xuân càng nổi danh và trở thành biểu tượng của Hà Thành vốn mang tên Kẻ Chợ.

Trước năm 1926 thì dọc bờ sông Hồng từ Yên Phụ cho tới Vĩnh Tuy là bến tàu thủy của các hãng vận tải đường sông của các chủ Pháp, Hoa và Việt mọc san sát, đưa khách và hàng đổ về chợ Đồng Xuân dọc con đường được mang tên "Thương mại" (Quai de Commerce, nay là Trần Nhật Duật). Sau trận lụt 1926, Pháp xây đê khiến các bến chở khách và hàng phải dồn về Vĩnh Tuy, rồi đường bộ qua cầu và các tuyến đường bộ mới xây thay thế dần…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 3.

Ven đô vẫn họp chợ làng (chợ Bưởi)

Vào những ngày giáp Tết, cổng chợ Đồng Xuân trở thành điểm kết nối giữa chợ hoa xuân nối qua Hàng Khoai với Hàng Lược và phố Đồng Xuân với Hàng Đường của bánh mứt kẹo… quành ra Hàng Mã bán đồ thờ ngày Tết.

Phía sau chợ Đồng Xuân còn cả một khu đất rộng có lúc từng là nhà máy sợi sớm nhất ở Bắc kỳ, rồi bị khủng hoảng kinh tế trở thành đất hoang cho trẻ con đá bóng. Về sau nó trở thành chợ Bắc Qua, rồi trở thành một phần của chợ Đồng Xuân, khi nó được cải tạo theo mô hình "siêu thị hóa" thêm 2 tầng lầu (1990) diễn ra ngay sau khi xe điện chấm dứt lăn bánh.

Mặt tiền với 5 nhịp chợ mang nét kiến trúc khá độc đáo được xây vào những năm 1925 - 1926 đến nay chỉ còn 3 nhịp, phải xây đi xây lại đến 2 lần mới xong, vì một lần bị thần hỏa thiêu trụi (14/7/1994).

Trong thời kỳ 60 ngày đêm chống Pháp (1946 - 1947), một trận cận chiến ác liệt đã diễn ra ngay trong lòng chợ (14/2/1947), giữa quân chính quy của Pháp với các chiến sĩ tự vệ thành Hà Nội để trở thành một sự kiện lịch sử và được ghi tạc lại trên một phù điêu bằng  đồng trang trọng dựng bên ngoài chợ…

Trong dịp Xuân Quý Mão, vào ngày 24/1/1963 (29 Tết), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cải trang thành một cụ già cùng những người tùy tùng đi chợ Đồng Xuân, khảo sát nhân dân sắm Tết.

Ngày nay, với xu thế phát triển thương mại thời công nghệ số, hoạt động thương mại của chợ Đồng Xuân tuy không còn như trước, nhưng dấu ấn văn hóa của nó vẫn sâu đậm, đã trở thành một biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 5.

Phố Hàng Đường nhìn về phía chợ Đồng Xuân, với những mái tôn bên trái và cột ống khói nhà máy sợi nằm phía sau chợ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 6.

Đền Huyền Thiên phố Hàng Khoai vốn nằm trên khu đất trống sau được dùng chuyển chợ từ Cầu Đông về Đông Xuân

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 7.

Các bến tàu thủy và thuyền của dân chúng cập bến lên chợ Đồng Xuân

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 8.

Từ thuyền bè đi thẳng lên bờ đã là cổng sau chợ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 9.

Chợ ban đầu sơ sài chỉ lợp mái tôn, dân họp chợ bên trong và bên ngoài

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 10.

Ga Đầu Cầu, phía Nam của cầu Doumer, đổ khách ngay sau chợ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 11.

Quang cảnh họp chợ Đồng Xuân

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 12.

Quang cảnh chợ xưa

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 13.

Góc bán lợn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 14.

Đường phố trước cổng chợ. Bưu ảnh chú thích nhầm là phố Hàng Đào

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 15.

Phía Hàng Khoai là khu chợ bán gạo và phía sau là ống khói nhà máy sợi

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 16.

Chợ Đồng Xuân nhìn từ Hàng Giấy

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 17.

Bến xe Long Biên ngay sát phía sau chợ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 18.

Cổng chợ là bến xe điện

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 19.

Chợ Đồng Xuân ngày Tết những năm 1920

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 20.

Chợ Đồng Xuân ngày Tết

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 21.

Bán hoa thủy tiên trong chợ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 22.

Chợ trái cây trước cổng chợ Đồng Xuân

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 23.

Cổng chợ Đồng Xuân sau cuộc chiến 60 ngày đêm (cuối 1946 đầu 1947

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 24.

Các chiến sĩ tự vệ thành Hà Nội đóng chốt tại phố chợ Đồng Xuân

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 92): Vui nhất là chợ Đồng Xuân - Ảnh 25.

Bức phù điêu “Hà Nội mùa đông năm 1946” ở bên chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: ANTĐ

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm