Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước

10/04/2023 18:15 GMT+7 | Văn hoá

Bão là một hiện tượng tự nhiên diễn ra ở nhiều nơi khắp thế giới. Nước Việt Nam ở xứ nhiệt đới, lại phơi lưng ra biển cả, nên bão tố càng nhiều. Những trận bão lớn đều được sử sách của triều đình ghi lại. Bước vào thế kỷ XX, có một trận bão cực lớn, không chỉ có sử sách của triều đình, mà còn có cả báo chí đương thời ghi lại.

Đó là trận bão năm Giáp Thìn (1904), dưới triều Thành Thái thứ 16. Điều đáng nói là cơn bão lại ập đến bờ biển một số tỉnh ở Nam kỳ, là vùng đất vốn rất ít khi gặp bão, do vậy mà tác hại càng lớn.

Báo chí đương thời mô tả, bão đổ vào cùng lúc thành phố Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Sóc Trăng và đặc biệt dữ dội ở Gò Công vào đúng sáng Chủ nhật 1/5/1904, đã tạo nên khung cảnh tàn phá đến kinh hoàng.

Sài Gòn chứng kiến tuyến đường sắt mà thành phố này vốn tự hào đã bị gió bão cày xới ngổn ngang và tê liệt; nhiều tàu biển ngoài cảng bị sóng đánh dạt lên bờ, 900 gốc cây trong phố bị bật gốc và xuất hiện cả vòi rồng.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 1.

Cây đổ trước trại lính quân đội Pháp, gần Cột Cờ, Hà Nội

Ở Tân An thì có cả mưa đá. Đèn biển và hệ thống liên lạc hàng hải ở Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) cũng bị hư hại nặng. Tỉnh Gò Công có số người chết ước ba ngàn…

 Tờ Aurore xuất bản ở Pháp ngày 21/5/1904 dẫn báo cáo của Phó thống đốc Rodier cho biết mấy tỉnh Nam kỳ ấy có tới sáu ngàn người chết và mất tích, tổng thiệt hại cho nông nghiệp ước chừng 3 triệu franc Pháp.

Cũng cần nói thêm rằng, tiếp đó, Nam kỳ lại bị bão kéo đến một lần nữa vào ngày 2/11 cùng năm, bổ sung cho cơn lũ kéo dài từ tháng 9, khiến thiệt hại càng thêm nghiêm trọng.

Chính sử của Triều Nguyễn (Thực lục) chép rõ: ở Trung kỳ, nơi bão vốn thường xuyên đổ bộ, cũng phải chịu đựng cơn bão ngày 2 tháng Tám (âm lịch) năm đó, không chỉ đổ vào khiến 163 người dân ở Quảng Trị cùng 411 người dân ở Quảng Bình bị chết, vô số nhà cửa, thuyền bè và gia súc bị tổn hại rất nhiều, mà chính kinh đô Huế lại là tâm của cơn bão. Gió mưa dữ dội khiến cột cờ trên kỳ đài bị gẫy, cầu thép Trường Tiền người Pháp mới xây hoành tráng cũng bị cuốn đi vài nhịp, dân 6 huyện chết và bị thương 765 nam nữ, trong đó có cả những người của triều đình (thành viên Bộ lễ) cũng tử nạn khi đang thực thi công vụ…

 Năm Thìn ấy, nói đến bão, sử sách cũng chép tên các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi là những nơi có bão...

Năm ấy, không thấy nói đến Bắc kỳ có bão, nhưng trước đó một năm, ngày 7/6/1903, bão lớn đổ vào Hà Nội mà một số tỉnh Bắc kỳ. Vị chủ bút báo Nông cổ mín đàm ở Sài Gòn là Lương Khắc Ninh đã căn cứ vào báo chí ở Đà Nẵng để viết tin cho đồng bào Nam kỳ biết về cơn bão này.

Nhà báo mô tả "duy tỉnh Hà Nội, Nam Định và Thái Bình chịu (thiệt hại) nặng nề lắm. Xe hỏa lật ngoài đường, rất nhiều thoàn (thuyền) và tàu chìm, lâu đài và dân cư sập hư cũng nhiều lắm, hãng buôn nhà nghề đều bị lột bay cả nóc, người chết trong bão đó cũng dư trăm, hao dân tài vật cũng mấy triệu dư…".

Lại nói thêm, sử chép chỉ 4 ngày sau đó, ngày 11/6/1903, vùng đất Quỳ Châu, Nghệ An có hiện tượng động đất và lở núi…

Phản ánh những hiện tượng này, đáng tiếc cho đến nay, chúng tôi mới sưu tập được một số ảnh chụp ở Hà Nội, mà phần lớn lại in thành bưu ảnh (?!), còn với các địa phương khác thì rất ít thấy…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 3.

Bão tàn phá khu đấu xảo, Hà Nội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 4.

Cây đổ dọc Bờ Hồ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 5.

Cây đổ khu vực đền Ngọc Sơn và Tháp Bút

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 6.

Khu nhà máy nước đá (bờ sông) bị tàn phá

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 7.

Nhà cửa phố Cửa Đông sau bão

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 8.

Cảnh góc phố Lò Sũ (Rue Felloneau) sau trận bão ngày 7/6/1903. Bưu ảnh Crsbessac Hà Nội, số 1004

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 9.

Tàu bè mắc cạn bên chân cầu Doumer

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 10.

Bão tàn phá khu cách ly của bệnh viện (chưa rõ bệnh viện nào ở Hà Nội)

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 11.

Bão tàn phá nhà thương Đồn Thủy

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 12.

Cầu tàu thép bến tàu bờ sông bị sụp gẫy

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 13.

Cây đổ trên đại lộ Henri Rivière (Ngô Quyền), gần khách sạn Metropole

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 14.

Góc phố nhượng địa (rue de Concession, nay là phố Phạm Ngũ Lão) sau trận bão năm 1902

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 15.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 16.

Bức ảnh sớm nhất về hậu quả bão ở Nam Định năm 1884

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 17.

Cảnh kè biển ở Đà Nẵng tan hoang vì bão và sóng biển

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 65): Những trận bão hơn 1 thế kỷ trước - Ảnh 18.

Khách sạn Mottet ở Vũng Tàu bị tốc mái trong trận bão 1/5/1904

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm